Giá cà phê hôm nay 9/2/2022 tăng mạnh trên hai Sàn giao dịch thế giới khi nhu cầu tiêu thụ có xu hướng khôi phục mạnh mẽ.
Giá cà phê trong nước
Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng nhẹ 100 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (8/2).
Cụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng), giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.100 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk), giá cà phê hôm nay ở mức 40.700 đồng/kg.
Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk), giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.600 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.600 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.500 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.600 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.500 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.600 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới
Trên thị trường thế giới, giá cà phê đồng loạt tăng. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 3/2022 được ghi nhận tại mức 2.246 USD/tấn sau khi tăng 0,58% (tương đương 13 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 3/2022 tại New York đạt mức 248,95 US cent/pound, tăng 3,02% (tương đương 7,3 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h55 (giờ Việt Nam).
Giá cà phê đang có những diễn biến mới, nhu cầu có xu hướng tăng mạnh khi hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn đã cắt bỏ các biện pháp giãn cách xã hội, khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định biến thể Omicron không nguy hại đến mức như đã dự đoán trước đó. Tình hình được dự báo sẽ hỗ trợ sức tiêu thụ cà phê toàn cầu gia tăng trở lại. Tuy nhiên USDX tiếp tục mạnh lên, khiến các giới đầu cơ tại New York chùng tay mua, cho dù tuần trước họ đã thanh lý đáng kể.
Trái lại, giá cà phê kỳ hạn tại London điều chỉnh tăng do nguồn cung vẫn còn bị thắt chặt, nhất là nông dân của các nước sản xuất robusta chính ở khu vực Đông Nam Á vẫn chưa đẩy mạnh bán cà phê ra với mức giá hiện hành, do các nhà thu mua xuất khẩu áp mức trừ lùi quá cao.
Các yếu tố thúc đẩy thị trường cà phê phát triển như gia tăng dân số tiêu thụ cà phê ngoài gia đình, đô thị hóa nhanh chóng, tăng doanh số bán lẻ thương mại điện tử, sự gia tăng thu nhập của thế hệ Z và tăng sở thích cà phê hòa tan,
Ngoài ra, nhu cầu ngày càng tăng đối với cà phê đặc sản và tăng tiêu thụ cà phê nhân ở các nền kinh tế mới nổi dự kiến cũng sẽ thúc đẩy thị trường.
Năm 2021, nhập khẩu cà phê của 5 thị trường hàng đầu thế giới tăng. Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), nhập khẩu cà phê của các thị trường Mỹ, Đức, Pháp giảm từ Việt Nam; Italia tăng nhẹ; Canada tăng 44,9%.
Nhìn chung, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của các thị trường Mỹ, Đức, Pháp, Canada vẫn ở mức thấp. Song, trong năm 2022, Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng xuất khẩu sang các thị trường trên.
Để đáp ứng yêu cầu khắt khe từ các thị trường, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, ngành cà phê cần chú trọng đến khâu truy xuất nguồn gốc, nâng cao năng lực sản xuất.
Cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt Nam có sự thay đổi, giảm xuất khẩu cà phê nhân thô, đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu cà phê rang xay, hòa tan.
Hoạt động xúc tiến thương mại tiếp tục được chú trọng, giúp quảng bá và kết nối sản phẩm cà phê của Việt Nam ra thị trường thế giới, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Tuy nhiên, giá cước vận tải bằng tàu container có khả năng chưa giảm, thậm chí còn dâng cao do giá dầu thô đang tiến dần lên ngưỡng 100 USD/thùng… thì giá cà phê trên hai sàn phái sinh không mất hết cơ hội phục hồi nhưng chưa chắc giá cà phê tại các nước sản xuất được hưởng.
Người mua vẫn vin vào đó để hạ giá mua nhưng tăng giá bán lẻ. Trên thực tế, giá bán lẻ cà phê bắt đầu tăng ít nhất 10% vào đầu năm 2022, nhưng thị trường cà phê nguyên liệu thậm chí đang giảm. Hiện giá cà phê nguyên liệu tại Việt Nam đã giảm dần, từ 43 triệu đồng nay còn quanh hoặc dưới 40 triệu đồng/tấn.
Giá tăng hơn 90%, lần đầu tiên cà phê Việt vượt mốc xuất khẩu 5 tỷ USD
Giá cà phê hôm nay 13/12: tăng trở lại, nông dân phấn khởi thu hoạch