Giá khí đốt lao dốc, cuộc chiến giữa Nga và châu Âu nảy sinh

27-12-2021 11:21|Nam Anh

Sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn khí đốt của Nga đã giúp Moscow có đòn bẩy lớn hơn trong việc đẩy lùi sức ép của châu Âu.

Do lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu suy giảm, giá khí đốt tại châu Âu bất ngờ lao dốc mạnh, cũng như việc có thêm nhiều quốc gia áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại đẩy giá dầu ngày 27/12 giảm mạnh.

Phân tích của các chuyên gia, giá khí đốt trên sàn TTF của Hà Lan đã bất ngờ giảm mạnh, lao dốc tới 23% so với ngày 22/12 trước khi thị trường bước vào kỳ nghỉ lễ Giáng sinh. Giá khí đốt lao dốc sau thông tin ít nhất 10 tàu chở khí đốt đến châu Á thay đổi hành trình giữa đường để cung cấp hàng cho châu Âu, nơi sẵn sàng trả một khoản phí chênh lệch lớn trong bối cảnh nguồn cung eo hẹp và giá lập đỉnh mới.

Ngoài ra, hiện đang có 20 tàu khác vượt Đại Tây Dương nhưng không công bố điểm đến cuối cùng. Tuy nhiên, nguồn tin cho rằng, các tàu này chở khí đốt của Mỹ đến châu Âu được cho là giải quyết tạm thời nhu cầu cầu năng lượng ở châu Âu.

Trong khi nhu cầu tiêu thụ dầu suy yếu, giá dầu hôm nay còn chịu sức ép giảm giá mạnh từ sự gia tăng nguồn cung từ Iran khi các cuộc đàm phán hạt nhân được nối lại.

Tuy nhiên, đà giảm của giá dầu thô nay cũng bị hạn chế bởi tâm lý lạc quan của nhà đầu tư trước triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2022 khi lo ngại về biến thể Omicron hạ nhiệt.

Cuộc khủng hoảng khí đốt ngày càng nghiêm trọng

Không chỉ chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và tình trạng lạm phát tăng cao, người dân châu Âu còn phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng trong mùa Đông. Tình trạng khan hiếm năng lượng đã khiến giá điện tăng cao mức kỷ lục, đúng vào thời điểm lạnh nhất trong năm.

Trước việc Nga tăng cường triển khai lực lượng ở khu vực gần biên giới với Ukraine, sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn khí đốt của Nga đã hạn chế các lựa chọn của phương Tây trong việc gây sức ép với Moscow.

Giá năng lượng tại châu Âu không ngừng đạt mức kỷ lục mới đã khiến các nhà tiêu thụ điện và khí đốt lớn nhất trong khu vực chịu thiệt hại nặng nề, đồng thời đe dọa triển vọng phục hồi kinh tế.

Khi những ngày lạnh nhất của mùa Đông đang đến gần và Nga hạn chế nguồn cung khí đốt, châu Âu đối mặt với viễn cảnh vô cùng ảm đạm. Tất cả những điều này đe dọa để lại vết sẹo lâu dài cho nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào công nghiệp của châu Âu, giống như biến thể Omicron đang lây lan khắp lục địa.

Cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu dự kiến sẽ trầm trọng hơn vào năm 2022 khi thời tiết được dự báo trở nên khắc nghiệt hơn và một số nhà máy điện hạt nhân hàng đầu của Pháp đang gặp sự cố buộc phải đóng cửa.

Châu Âu đã đạt được những bước tiến trong việc đề ra các quy định nhằm giảm bớt ảnh hưởng của tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga, nhưng Nga vẫn là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất, chiếm gần 47% lượng khí tự nhiên nhập khẩu vào châu Âu trong nửa đầu năm nay.

Sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng Nga đặc biệt cao tại khu vực Trung và Đông Âu. Chưa kể, Gazprom cũng chiếm công suất đáng kể trong kho dự trữ khí đốt dưới lòng đất ở châu Âu, đặc biệt là tại Đức. Điều đó mang lại cho Moscow đòn bẩy lớn hơn với châu Âu khi lục địa này đối mặt với thị trường đầy biến động và gián đoạn nguồn cung.

khi-dott.jpg

Mâu thuẫn liên tục nảy sinh giữa Nga và châu Âu

Một số quan chức châu Âu cho rằng, Nga đang sử dụng khí đốt làm vũ khí và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu. Song Moscow nhiều lần bác bỏ cáo buộc này, cho đây là điều vô căn cứ.

Nga có nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào và muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường thế giới, đặc biệt là châu Âu. Mong muốn của nước này là được ký các hợp đồng dài hạn ít biến động, có thể hạn chế lợi nhuận khi giá trên thị trường tăng cao nhưng bù lại cung cấp biện pháp bảo vệ lâu dài khi giá cả lao dốc. Trái lại, châu Âu không muốn ký hợp đồng dài hạn và đề nghị chuyển đổi định giá khí đốt theo giá giao ngay trên thị trường. Đây là một trong những vấn đề mấu chốt khiến các bên gia tăng căng thẳng trong vấn đề năng lượng.

Chưa kể trong thời quan vừa qua, châu Âu thông qua nhiều chính sách lớn về năng lượng, chẳng hạn như thúc đẩy sử dụng năng lượng xanh, đánh thuế carbon đối với một số mặt hàng nhập khẩu. Những chính sách này sẽ ảnh hưởng đến những nước xuất khẩu dầu khí như Nga, khiến họ không chỉ phải trả một lượng lớn tiền thuế mà mà còn có thể phải giảm đáng kể khối lượng xuất khẩu do kế hoạch cắt giảm nhiên liệu hóa thạch và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo của EU.

Bên cạnh đó, EU cũng tìm cách hạn chế chống độc quyền của Nga, như quy định phải tách riêng doanh nghiệp khai thác, sản xuất khí với doanh nghiệp vận chuyển và doanh nghiệp phân phối, tức là buộc tập đoàn Gazprom của Nga chia sẻ vai trò của mình.

Theo chuyên gia Nguyễn Đăng Phát, bất lợi lớn nhất của Nga trong việc cung cấp khí đốt cho châu Âu là phải trung chuyển qua các nước trung gian. Kể từ khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Nga phải phụ thuộc vào việc đặt các đường ống dẫn khí đốt qua các nước từng thuộc Liên Xô, để xuất khẩu gần như toàn bộ dầu mỏ và khí đốt ra thị trường quốc tế. Nhưng không phải quốc gia trung gian nào cũng là nước thân thiện với Moscow.

Để hạn chế bất lợi này, Nga đã xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt trực tiếp tới châu Âu, trong đó có Dự án Dòng chảy phương Bắc 2. Nhưng dự án đã trở thành tâm điểm tranh cãi trong quan hệ giữa Nga và phương Tây từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành.

Huy động công nhân xây thành công siêu dự án đường ống ‘xuyên’ từ Nga tới Trung Quốc, dài hơn 5.000km, cung cấp khí đốt cho 130 triệu hộ gia đình

Bất chấp lệnh trừng phạt, xuất khẩu nhiên liệu của Nga lập đỉnh cao nhất 9 tháng

Bài thuộc chủ đề Dầu khí, Năng lượng
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/gia-khi-dot-lao-doc-cuoc-chien-giua-nga-va-chau-au-nay-sinh-130730.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Giá khí đốt lao dốc, cuộc chiến giữa Nga và châu Âu nảy sinh
    POWERED BY ONECMS & INTECH