Giá thép hôm nay 24/8 ghi nhận giá thép trong nước tiếp tục giảm sâu đến 800.000 đồng/tấn. Đây là phiên giảm thứ 15 liên tiếp tính từ 11/5 đến nay.
Thép cuộn xây dựng và thép cây giảm giá ở mức trung bình 200.000-400.000 đồng/tấn
Mới đây, nhiều doanh nghiệp thép trong nước tiếp tục thông báo điều chỉnh giảm giá bán mặt hàng này lần thứ 15.
Với lần điều chỉnh này, thép Pomina là thương hiệu có mức giảm mạnh nhất, hơn 800.000 đồng/tấn. Theo đó, thương hiệu này tại miền Trung giảm 100.000-810.000 đồng/tấn với thép CB240 và D10 CB300 về mức tương ứng 14,88 triệu đồng/tấn và 15,58 triệu đồng/tấn.
Thép miền Nam điều chỉnh giảm 400.000 đồng/tấn đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau khi giảm hai loại thép trên còn 14,72 triệu đồng/tấn và 15,33 triệu đồng/tấn.
Trong khi đó, thép Hòa Phát tại miền Bắc giảm 200.000 đồng và 300.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, xuống tương ứng 14,37 triệu đồng/tấn và 15,13 triệu đồng/tấn.
Tại miền Nam, thương hiệu này điều chỉnh giảm 2 loại thép trên ở mức 200.000-350.000 đồng/tấn xuống còn 14,47 triệu/tấn và 14,98 triệu đồng/tấn.
Với thép Việt Đức miền Bắc, 2 loại thép giảm lần lượt 400.000 đồng/tấn và 150.000 đồng/tấn xuống còn 14,04 triệu đồng/tấn và 14,95 triệu đồng/tấn.
Thép Kyoei, giá hôm nay là 14,64 triệu đồng/tấn và 15,25 triệu đồng/tấn đối với CB240 và D10 CB300 sau giảm lần lượt 60.000 đồng/tấn và 300.000 đồng/tấn.
Giá thép đã giảm 15 lần trong vòng hơn 100 ngày với tổng mức giảm 4-6 triệu đồng/tấn nhưng giới chuyên gia đang kỳ vọng triển vọng tiêu thụ sẽ tươi sáng hơn vào quý IV năm nay, khi nhu cầu thép của ngành xây dựng được cải thiện.
Giá thép giảm liên tục nhưng ngành xây dựng vẫn chịu nhiều áp lực
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), trong 3 tháng trở lại đây, giá thép nội địa liên tục giảm trong bối cảnh thị trường sắt thép trên thế giới vẫn đang có những dấu hiệu dư cung.
Tuy nhiên, mặc dù giá thép đã giảm mạnh nhưng nhiều vật liệu xây dựng khác như cát, đá xây dựng, xi măng, vẫn đang neo ở mức cao. Do đó, ngành xây dựng về tổng thể vẫn đang chịu nhiều áp lực.
Trong nửa cuối năm nay, tiến độ triển khai các dự án đầu tư công trong sẽ là yếu tố quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành xây dựng.
Kỳ vọng về nhu cầu tăng trở lại từ giờ đến hết năm sẽ giúp nhiều doanh nghiệp thép xử lý được hàng tồn kho và cân đối cung cầu.
Nhận định về diễn biến thị trường thép, Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng thị trường thép nửa cuối năm sẽ còn khó khăn khi dự báo giá thép xây dựng trong nước sẽ tiếp tục giảm, trong khi lợi nhuận mảng xuất khẩu thép không còn tốt như trước.
Bên cạnh đó, như thường lệ, tiêu thụ thép trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 sẽ không nhiều do yếu tố thời tiết bước vào mùa mưa, nhiều công trình xây dựng ảnh hưởng tiến độ.
Giám đốc Tài chính Hòa Phát (HPG) tiết lộ 30% đầu ra của dự án Dung Quất 2
Đại gia ngành thép 15 năm trước giờ lâm cảnh lỗ nghìn tỷ sau 10 quý