Việc bùng phát xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraina đã khiến giá dầu thô tăng vọt; đây vốn là nguyên liệu chính phục vụ luyện than cốc từ đó gián tiếp tác động tới giá thép.
Lật lại quá khứ, trong nửa cuối năm 2021, cùng với động lực đầu tư công, sự bứt tốc của nhóm cổ phiếu xây dựng một phần được cho là đến từ việc giá thép hạ nhiệt. Các đại diện như HBC, CTD, FCN lần lượt tạo đỉnh trung hạn hồi đầu năm 2022.
Tuy nhiên, việc giá vật liệu xây dựng, đặc biệt là giá thép quay đầu tăng mạnh trong thời gian gần đây đã tạo áp lực lớn khiến nhóm cổ phiếu này lao dốc.
Việc bùng phát xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraina đã khiến giá dầu thô tăng vọt; đây vốn là nguyên liệu chính phục vụ luyện than cốc từ đó gián tiếp tác động tới giá thép.
Ở góc độ tích cực, căng thẳng địa chính trị gián tiếp đẩy giá hàng hoá tăng như vũ bão trong đó dầu khí, thép và phân bón chính là điển hình. Theo sóng này, nhiều nhóm cổ phiếu liên quan cũng vì thế mà đua nhau tăng vọt, nhiều mã lập đỉnh mới.
Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với đà bứt tốc trên, nhóm cổ phiếu xây dựng lại tỏ ra hụt hơi khi thị giá liên tục lao dốc trong thời gần đây.
Giá thép trong nước cũng bắt đầu tăng từ sau Tết Nguyên đán và đến nay chưa thấy có dấu hiệu hạ nhiệt.
Báo cáo cập nhật của một số công ty thép dự báo, giá bán thép và giá thành sản xuất thép sẽ tiếp tục tăng do giá các mặt hàng năng lượng tăng cao.
Đơn cử, CTCP Gang thép Thái Nguyên thông báo mỗi tấn thép cuộn CB240 tăng thêm 250.000 - 300.000 đồng/tấn so với cuối tháng 1/2022 lên mức trên 18 triệu đồng/tấn tùy loại.
Một số loại thép của Hòa Phát cũng được điều chỉnh tăng thêm 600.000 - 800.000 đồng/tấn so với cuối tháng 1. Cụ thể, thép loại D10 có giá bán phổ biến ở mức 17,93 triệu đồng/tấn; thép D12 tăng lên 17,78 triệu đồng/tấn.
Tương tự, Thép Việt Đức hay Thép Vinausteel đã điều chỉnh giá bán thép cuộn xây dựng từ giữa tháng 2/2022.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), việc giá nguyên liệu đầu vào từ quặng sắt, than cốc, đến thép phế liệu,… cùng tăng mạnh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022 (ở Trung Quốc và khu vực ASEAN) đã khiến giá phôi thép bật tăng. Việc giá than mỡ luyện cốc tăng cũng góp phần đẩy tăng chi phí sản xuất thép.
Không chỉ có giá thép tăng, các loại vật liệu khác như cát, xi măng… cũng đồng loạt tăng. Ghi nhận tại thị trường vật liệu xây dựng tại TP. HCM những ngày qua, hầu hết các cửa hàng đều báo giá vật tư ở mức rất cao, như cát san lấp hơn 200.000 đồng/m3, cát xây tô 400.000 - 450.000 đồng/m3; gạch ống từ 1.200 - 1.300 đồng/viên; giá xi măng hơn 90.000 đồng/bao,... cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Sở dĩ, giá cổ phiếu ngành xây dựng phản ánh mạnh với đà giảm của giá vật liệu bởi giá vật liệu xây dựng thường chiếm 45% tổng chi phí thi công công trình trong đó chủ yếu là thép và xi măng.
Thêm vào đó, các nhà thầu xây dựng đều đang phải ứng tiền trước mua thép để đảm bảo thời gian thi công dự án. Việc giá thép cũng như vật liệu xây dựng tăng cao khiến nhà đầu tư lo ngại biên lợi nhuận gộp của nhóm này sẽ suy giảm do gánh nặng chi phí.
Tại báo cáo phân tích triển vọng ngành, Chứng khoán BSC cho rằng, xét về dài hạn, cổ phiếu ngành xây dựng trong năm 2022 vẫn "sáng cửa" nhờ lực kéo từ đầu tư công; Ngành xây dựng sẽ phục hồi mạnh mẽ nhờ vào nguồn cung bất động sản phục hồi sau COVID-19 do các dự án không thể triển khai trong năm 2020 - 2021 cùng như đẩy mạnh đầu tư hạ tầng thúc đẩy tăng trưởng mảng bất động sản thương mại và xây dựng dân dụng phục hồi như giai đoạn 2014 - 2015.
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) chậm đóng 14 tháng BHXH cho người lao động
Hòa Bình (HBC) bắt tay với đối tác lớn, thâm nhập thị trường xây dựng quy mô 172 tỷ USD