Trái diễn diễn biến khá tiêu cực của nhiều nhóm cổ phiếu ngàng, dòng phân bón vẫn "sống khỏe", thậm chí đi ngược thị trường với sắc xanh phủ rộng. DPM, DCM, BFC, LAS, VAF, PMB,... đều đồng loạt tăng mạnh cùng thanh khoản lớn.
Trong báo cáo cập nhật ngành phân bón mới đây, Chứng khoán SSI (SSI Research) nhận định việc nối lại giao thương giữa Nga và các nước Châu Âu sẽ mất nhiều thời gian sau khi xung đột giữa Nga -Ukraine hạ nhiệt.
Do đó, giá ure có thể đạt đỉnh trong tháng 3 và tạo ra cơ hội đầu tư trong ngắn hạn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng giá ure có thể giảm mạnh từ tháng 6 trở đi khi Trung Quốc dần nới lỏng chính sách xuất khẩu và vấn đề thiếu than dần được khắc phục.
Theo quan điểm của SSI Research, giá ure tại Việt Nam sẽ diễn biến theo xu hướng giá thế giới song sẽ có độ trễ nhất định.
Ví dụ năm 2021, giá ure tại Trung Quốc trung bình tăng khoảng 90% trong khi giá ure của DPM tăng 72% và giá ure của DCM tăng 64% so với cùng kỳ.
Đối với DCM, SSI Research nâng ước tính lợi nhuận doanh nghiệp lên 2.684 tỷ đồng - tăng 40% so với cùng kỳ do giả định giá bán ure cao hơn (13.000 đồng/kg từ mức 11.000 đồng/kg).
Đối với DPM, SSI Research ước tính lợi nhuận doanh nghiệp tăng 25% lên mức 3.976 tỷ đồng do giả định giá bán ure cao hơn (12.600 đồng/kg từ mức 10.600 đồng/kg).
Tuy nhiên, SSI Research cho rằng rủi ro của những giả thiết trên đến từ việc Chính phủ có thể can thiệp vào công tác điều hành giá phân bón trong bối cảnh giá gạo thấp và tiêu thụ nông sản đang gặp khó khăn khi Trung Quốc hạn chế nhập khẩu.
Trên thị trường chứng khoán thời gian qua, trái diễn diễn biến khá tiêu cực của nhiều nhóm cổ phiếu ngàng, dòng phân bón vẫn "sống khỏe", thậm chí đi ngược thị trường với sắc xanh phủ rộng. DPM, DCM, BFC, LAS, VAF, PMB,... đều đồng loạt tăng mạnh cùng thanh khoản lớn.
Thực tế, sóng ngành phân bón đã bắt đầu từ cuối tháng 1/2022 khi các cổ phiếu nhóm này liên tục bứt phá với nhiều phiên tăng nóng. Trong 2 tháng trở lại đây, các cổ phiếu như DPM (+80%), DCM (+75%), BFC (+65%), LAS (+52%), PMB (+38%), VAF (+44%),... đều tăng vượt trội so với nhiều nhóm ngành khác và VN-Index trong cùng thời kỳ.
Diễn biến khởi sắc của cổ phiếu phân bón được hỗ trợ bởi các thông tin tích cực cả về giá và sản lượng xuất khẩu. Hai yếu tố này được dự báo sẽ thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp phân bón trong thời gian tới.
Theo Tổng cục Hải quan, lượng phân bón xuất khẩu của cả nước tính từ đầu năm 2022 đến hết 15/3 đạt 395.222 tấn (tăng mạnh 53,8% so với cùng kỳ), thu về gần 264,8 triệu USD.
Trước đó trong năm 2021, xuất khẩu phân bón cả nước cũng đạt kỷ lục về lượng với hơn 1,35 triệu tấn (tăng 16,4% so với cùng kỳ), thu về 559,35 triệu USD (tăng 64,2% so với năm 2020).
Về giá, chỉ số giá phân bón ở Bắc Mỹ trên kênh Green Markets của Bloomberg trong tuần kết thúc vào ngày 18/3 là 1.248 USD/tấn so với mức 1.138 USD/tấn trong tuần trước đó - tăng gần 10%. So với một tháng trước khi chiến sự tại Ukraine nổ ra, giá mặt hàng này tăng 40% và là mức cao nhất lịch sử.
Diễn tiến của thị trường phân bón thế giới có sự phụ thuộc rất lớn vào Nga vì nước này xuất khẩu phân bón nhiều hàng đầu thế giới. Báo cáo mới đây của Mirae Asset cho biết, nguồn dự trữ phân bón thế giới đang suy giảm có thể tạo áp lực tăng giá phân bón tiếp tục trong quý II/2022. Áp lực nguồn cung phân bón trên thế giới tiếp tục gia tăng khi Nga chính thức ngừng xuất khẩu phân bón bên cạnh nhu cầu sản xuất lương thực cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu phân bón.
Theo Mordor Intelligence, ngành phân bón Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,9% mỗi năm trong giai đoạn 2021 - 2026 với kỳ vọng đến từ dự án mới và nhập khẩu. Biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp trong ngành có thể tăng mạnh khi kỳ vọng tăng trưởng giá bán sẽ cao hơn tăng trưởng chi phí đầu vào.