Giá xăng dầu hôm nay 22/8: Tiếp tục đi lên
Giá xăng dầu hôm nay 22/8 trên thị trường thế giới có xu hướng đi lên theo đà tăng từ phiên trước. Còn giá bán lẻ xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng từ chiều qua.
Giá xăng dầu trong nước hôm nay 22/8
Tại thị trường trong nước, giá bán các loại xăng dầu hôm nay được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 21/8 của liên Bộ Tài chính - Công Thương. Theo đó, giá xăng được điều chỉnh tăng, dầu giảm nhẹ.
Cụ thể, giá xăng E5 tăng 510 đồng/lít, giá bán là 23.330 đồng/lít. Giá xăng RON95 tăng 610 đồng/lít, giá tăng lên 24.600 đồng/lít.
Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 70 đồng/lít, giá bán là 22.350 đồng/lít. Giá dầu hỏa tăng 420 đồng/lít, giá bán không cao hơn 22.309 đồng/lít. Giá dầu mazut không cao hơn 17.981 đồng/kg, tăng 313 đồng/kg.
Giá bán lẻ xăng dầu hôm nay:
Mặt hàng | Giá từ 21/8 (đơn vị: đồng/lít) | So với kỳ trước |
Xăng RON 95-III | 24.600 | + 610 |
Xăng E5 RON 92-II | 23.330 | + 510 |
Dầu diesel | 22.350 | -70 |
Dầu hỏa | 22.300 | + 420 |
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 22/8
Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu hôm nay 22/8 có xu hướng đi lên theo đà tăng từ phiên trước.
Ngày 21/8, giá xăng dầu thế giới quay đầu tăng sau khi giảm vào tuần trước.
Theo dữ liệu từ Oilprice, lúc 20h50' ngày 21/8 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent lên mức 85,54 USD/thùng, tăng 0,74 USD, tương đương 0,87% so với phiên liền trước. Giá dầu WTI ở mức 82,06 USD/thùng, tăng 0,81 USD, tương đương 1% so với phiên liền trước.
Theo giới phân tích, giá dầu đi lên do lo ngại nguồn cung thắt chặt.
Dữ liệu sơ bộ từ Công ty Nghiên cứu Thị trường Kpler (Bỉ) dự báo xuất khẩu dầu thô của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (còn gọi là OPEC+) sẽ giảm trong tháng 8. Nếu đúng như vậy, xuất khẩu dầu thô của OPEC+ sẽ giảm tháng thứ 2 liên tiếp. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy các cam kết cắt giảm sản lượng vẫn sẽ được tuân thủ nghiêm ngặt trong tháng 9.
Trong khi đó, một số sản phẩm tinh chế từ dầu thô đã bắt đầu khan hiếm trong mùa đông này, làm tăng phí bảo hiểm đối với dầu.
Trong trường hợp có những cú sốc về nguồn cung hay việc mùa đông lạnh hơn làm gia tăng nhu cầu sưởi ấm thì đây sẽ là một mối lo ngại lớn cho thị trường.
Nhiều khả năng đà tăng sẽ được thúc đẩy trong bối cảnh xuất khẩu dầu tại khu vực Trung Đông và Nga bị siết chặt.
Hồi tháng 7, xuất khẩu dầu của Saudi Arabia sang Trung Quốc giảm 31% so với tháng 6. Trong khi đó, các nhà máy lọc dầu Trung Quốc lại tăng cường xuất khẩu các sản phẩm lọc dầu trong tháng 7.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp của Trung Quốc đang là yếu tố cản trở đà tăng của giá dầu. Các nhà đầu tư cũng giữ tâm lý thận trọng và đang tìm kiếm thông tin về kế hoạch lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong thời gian tới.
Giá xăng trong nước ngày mai có khả năng đi xuống
Nhóm cổ phiếu phân bón, hóa chất đồng loạt tăng sau động thái từ OPEC+