Giá xăng dầu hôm nay 29/1/2024 trên thị trường quốc tế được dự báo tiếp tục đi lên theo đà tăng mạnh của tuần trước. Tuần qua, giá dầu thế giới tăng tới hơn 6%, lên mức cao nhất gần 2 tháng.
Giá xăng dầu trong nước hôm nay 29/1/2024
Ở thị trường trong nước, giá bán các loại xăng dầu hôm nay 29/1 được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 25/1 của liên bộ Tài chính - Công Thương.
Theo đó, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng. Trong đó, giá xăng RON 95 tăng vượt mốc 23.000 đồng/lít.
Cụ thể, giá xăng E5 lên mức 22.170 đồng/lít. Giá xăng RON95 tăng lên 23.400 đồng/lít.
Giá dầu diesel được nâng lên mức 20.370 đồng/lít. Còn giá dầu hoả lên 20.540 đồng/lít.
Giá bán lẻ xăng dầu hôm nay:
Mặt hàng | Giá từ 25/1 (đơn vị: đồng/lít) | So với kỳ trước |
Xăng RON 95-III | 23.400 | + 920 |
Xăng E5 RON 92-II | 22.170 | + 760 |
Dầu diesel | 20.370 | + 180 |
Dầu hỏa | 20.540 | + 10 |
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 29/1/2024
Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu hôm nay 29/1 được dự báo tiếp tục đi lên theo đà tăng của tuần trước.
Tuần qua, giá xăng dầu thế giới trải qua tuần tăng mạnh nhờ một loạt thông tin hỗ trợ. Đây cũng là tuần tăng thứ 2 liên tiếp của giá dầu kể từ đầu năm.
Trong 5 phiên giao dịch của tuần qua, giá dầu chỉ giảm 1 phiên còn tăng tới 4 phiên.
Trong phiên giao dịch đầu tiên của tuần qua, giá dầu đã tăng tới 2%. Sự tăng tốc của giá dầu trong phiên này được hỗ trợ bởi lo ngại về nguồn cung năng lượng toàn cầu do căng thẳng tại Trung Đông vẫn tiếp tục gia tăng.
Giá dầu tăng mạnh sau khi Novatek, nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất của Nga, buộc phải dừng hoạt động một cảng xuất khẩu nhiên liệu lớn trên Biển Baltic do cháy lớn. Cùng với đó, hoạt động sản xuất dầu thô của Mỹ bị cản trở do thời tiết lạnh giá.
Tuy nhiên, đến phiên giao dịch thứ 2, giá dầu đảo chiều giảm nhẹ. Giá dầu đi xuống khi sản lượng dầu thô ở một số vùng của Mỹ có dấu hiệu phục hồi. Bên cạnh đó, nguồn cung ở Libya và Na Uy tăng cũng khiến giá dầu lao dốc nhẹ.
Ở phiên giao dịch thứ 3 của tuần, giá dầu lại quay đầu tăng gần 1%. Giá dầu tăng cao do nhận được nhiều yếu tố hỗ trợ như: tồn kho dầu của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến, sản lượng dầu thô của Mỹ sụt giảm, biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc, căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và sự suy yếu của đồng USD.
Giá dầu tiếp đà đi lên ở 2 phiên giao dịch cuối cùng của tuần. Tại phiên giao dịch thứ 4, giá dầu tăng khoảng 3%, lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2023. Giá dầu trong phiên này được hỗ trợ bởi GDP của Mỹ tăng cao hơn dự kiến trong quý IV/2023 cùng với căng thẳng ở Biển Đỏ tiếp tục làm gián đoạn thương mại toàn cầu.
Tới phiên giao dịch thứ 5 của tuần, giá dầu tăng thêm khoảng 1%. Cả hai loại dầu chuẩn đều đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần qua với mức giá cao nhất kể từ tháng 11/2023.
Các số liệu tăng trưởng kinh tế tích cực của Mỹ đi kèm với dấu hiệu kích thích kinh tế của Chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy kỳ vọng về nhu cầu dầu thế giới trong phiên cuối tuần.
Tính chung cả tuần qua, giá của 2 loại dầu chuẩn tăng khoảng hơn 6%. Giá dầu tuần qua đánh dấu tuần tăng mạnh nhất kể từ khi bắt đầu xung đột Israel - Hamas xảy ra vào hồi tháng 10/2023.
Giá dầu Brent chốt tuần qua ở mức 83,55 USD/thùng trong khi giá dầu WTI kết tuần ở mức 78,01 USD/thùng.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: lấy lại đà tăng
Giá xăng dầu tiếp tục giảm đồng loạt, về mức 20.520 đồng/lít