Giá xăng dầu hôm nay 3/4/2024 trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng cao. Giá dầu lên mức cao nhất trong 5 tháng qua. Giá dầu Brent tiến sát mốc 89 USD/thùng còn giá dầu WTI vượt mức 85 USD/thùng.
Giá xăng dầu trong nước hôm nay 3/4/2024
Tại thị trường trong nước, giá bán các loại xăng dầu hôm nay 3/4 được áp dụng theo mức giá của phiên điều hành chiều 28/3.
Theo đó, giá bán các mặt hàng xăng dầu được liên bộ Tài chính - Công Thương điều hành theo hướng tăng giá xăng, giảm giá dầu.
Cụ thể, giá xăng E5 được nâng lên mức 23.620 đồng/lít. Giá xăng RON95 tăng lên 24.810 đồng/lít.
Ở chiều ngược lại, giá dầu diesel giảm còn 20.690 đồng/lít. Giá dầu hoả hạ xuống mức 20.870 đồng/lít.
Giá bán lẻ xăng dầu hôm nay:
Mặt hàng | Giá từ 28/3 (đơn vị: đồng/lít) | So với kỳ trước |
Xăng RON 95-III | 24.810 | + 530 |
Xăng E5 RON 92-II | 23.620 | + 410 |
Dầu diesel | 20.690 | - 320 |
Dầu hỏa | 20.870 | - 390 |
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 3/4/2024
Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu hôm nay 3/4 vẫn tiếp đà tăng cao từ tuần trước.
Ngày 2/4, giá dầu thế giới đã tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 27/10/2023.
Dữ liệu từ Oilprice cho hay, lúc 20h32' ngày 2/4 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 88,71 USD/thùng, tăng 1,29 USD, tương đương 1,48% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 85,13 USD/thùng, tăng 1,42 USD, tương đương 1,7% so với phiên liền trước.
Giá dầu tăng cao nhờ những dấu hiệu cho thấy nhu cầu dầu của Trung Quốc và Mỹ có thể cải thiện. Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới và là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới. Còn Mỹ là nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.
Hoạt động sản xuất trong tháng 3 tại Trung Quốc tăng trưởng lần đầu tiên sau 6 tháng, trong khi tại Mỹ cũng tăng trưởng lần đầu tiên sau 1 năm rưỡi. Điều này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và khiến nhu cầu dầu tăng trong năm nay.
Trong khi đó, căng thẳng ở Trung Đông kéo dài làm dấy lên lo ngại về nguồn cung dầu trở nên eo hẹp.
Kết quả cuộc khảo sát mới đây của hãng tin Reuters cho thấy, sản lượng dầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trong tháng 3 đã giảm 50.000 thùng/ngày so với tháng 2, xuống còn 26,42 triệu thùng/ngày.
Nhiều đồn đoán cho rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước đồng minh (còn gọi là OPEC+) sẽ gia hạn cắt giảm nguồn cung đến hết năm 2024.
Tại Nga, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các cơ sở lọc dầu đã khiến công suất lọc dầu tại quốc gia này giảm gần 1 triệu thùng/ngày.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết các công ty dầu mỏ nước này sẽ tập trung vào việc giảm sản lượng thay vì xuất khẩu trong quý II.
Trước tác động của việc cắt giảm sản lượng và nguồn cung thực tế thu hẹp đã thúc đẩy giá dầu tăng cao.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: lấy lại đà tăng
Giá xăng dầu tiếp tục giảm đồng loạt, về mức 20.520 đồng/lít