Giá xăng dầu liên tục lập "đỉnh", nhiều doanh nghiệp vận tải đề nghị tăng giá vé

03-03-2022 21:22|Thảo Đan

Giá xăng dầu trong nước liên tục tăng mạnh đã khiến các doanh nghiệp vận tải tại Bến xe Miền Đông, TP. HCM muốn tăng 20% giá vé.

Đại diện Bến xe Miền Đông cho biết, từ sau Tết Nguyên đán tới nay, đơn vị đã nhận được kê khai điều chỉnh giá cước của 11 doanh nghiệp vận tải đang hoạt động tại bến.

Theo vị này, trong cơ cấu giá thành vận tải, nhiên liệu chiếm từ 25 - 30%. Do đó, mức giá nhiên liệu liên tục điều chỉnh tăng thời gian qua đã gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Thời gian qua, trong khi giá nhiên liệu liên tục tăng, lượng khách sau Tết lại giảm chỉ còn khoảng 40 - 50% so với cùng kỳ các năm, do tác động của dịch COVID-19 nên nhu cầu đi lại của người dân chưa thể phục hồi như trước.

Doanh thu từ hoạt động vận tải thấp do khách không có; chi phí nhiên liệu leo thang là các nguyên nhân khiến đơn vị vận tải phải điều chỉnh tăng giá vé. Động thái này được đánh giá là "cực chẳng đã" bởi nếu giá vé tăng thì khách hàng sẽ càng cân nhắc việc sử dụng dịch vụ.

Khi các tỉnh/thành mở cửa lại sau dịch COVID-19, các doanh nghiệp vận tải vốn không tăng giá để hút khách, nhưng hiện do chi phí tăng nên họ phải buộc phải tăng để bù chi.

Trước đó, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Hành khách liên tỉnh và Du lịch TP. HCM cho biết, nhiều đơn vị vận tải đã lên phương án tăng giá cước trong thời gian tới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ không tăng giá ngay lập tức mà tăng có lộ trình để "giữ chân" khách hàng và đưa ra mức giá mới có tính cạnh tranh trên thị trường.

Còn đại diện Bến xe miền Đông cho hay, theo quy định liên quan đến kê khai giá vé vận tải hành khách, các đơn vị sẽ gửi đề xuất lên cơ quan quản lý là Sở Giao thông Vận tải ở các tỉnh/thành phố. Sở này là đơn vị xem xét mức giá. Ở Bến xe miền Đông, sau khi giá kê khai được chấp nhận, bến sẽ chấp nhận việc doanh nghiệp bán với mức giá đó.

Tính từ đầu năm 2022 cho tới kỳ điều chỉnh ngày 1/3, giá xăng dầu đã tăng khoảng 6%. Sau kỳ điều chỉnh chiều ngày 1/3, xăng E5 RON 92 có giá bán tối đa 25.530 đồng/lít; RON 95 26.280 đồng/lít; dầu diesel 20.800 đồng/lít, dầu hỏa 19.500 đồng/lít; dầu mazut 17.930 đồng/kg.

Siết trách nhiệm doanh nghiệp vận tải hành khách trong quản lý, sử dụng lái xe

Thông tin mới về hoạch sân bay Đồng Hới

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/gia-xang-dau-lien-tuc-lap-dinh-nhieu-doanh-nghiep-van-tai-de-nghi-tang-gia-ve-132333.html
Bài liên quan
  • Xe buýt kế cận: còn nhiều dư địa phát triển
    Xe buýt kế cận còn nhiều dư địa để phát triển nhưng vẫn chưa hấp dẫn cả DN vận tải lẫn hành khách. Nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề không nằm ở cơ chế, chính sách mà ở tư duy và cách tiếp cận của chính các DN.
  • Định vị vai trò của các bến xe
    Vận tải hành khách tuyến cố định (VTHKTCĐ) bằng ô tô đang gặp vô vàn khó khăn do sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều loại hình khác, và do chính sự trì trệ, chậm đổi mới trong nội tại.
  • Hà Nội tăng giá vé xe buýt: Hành khách nói gì?
    Từ ngày 1/11, Hà Nội chính thức tăng giá vé xe buýt có trợ giá. Nhiều người dân cho rằng, giá vé tăng phải đi cùng với nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt, giảm xe xả khói đen, chết máy giữa đường.
  • Ưu tiên đồng bộ hạ tầng xe buýt và kết nối giao thông công cộng
    Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) Hà Nội, thạc sĩ Nguyễn Hoàng Hải cho rằng, TP cần ưu tiên phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Giá xăng dầu liên tục lập "đỉnh", nhiều doanh nghiệp vận tải đề nghị tăng giá vé
    POWERED BY ONECMS & INTECH