Hà Nội chuẩn bị 'xóa sổ' tuyến buýt nhanh BRT hơn 1.000 tỷ đồng

16-04-2024 15:38|Mai Chi

Phương án thay thế BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị số 11.

UBND TP Hà Nội vừa có buổi làm việc với đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuyên đề giám sát thực hiện chính sách, pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023.

Thông tin từ Dân Trí, tai buổi làm việc, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trịnh Xuân An, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh, đặt vấn đề việc Hà Nội có nên tiếp tục xây dựng các tuyến BRT còn lại theo quy hoạch hay không, trong bối cảnh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều?

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết Hà Nội đã nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải tích hợp trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của quy hoạch chung thủ đô, đồng bộ với quy hoạch thủ đô.

Trong đó, thành phố bổ sung 24 tuyến giao thông kết nối các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô.

Ông Tuấn nhấn mạnh thành phố sẽ quy hoạch phát triển 14 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 550km và đây sẽ là "xương sống" của giao thông đô thị tại Hà Nội.

Theo ông Tuấn, BRT là tiền đề để chuẩn bị cho đường sắt đô thị. Theo quy hoạch chung Thủ đô năm 2011 và quy hoạch giao thông vận tải năm 2016, thành phố có 8 tuyến BRT nhưng hiện nay mới làm được 1. Nhưng tuyến BRT này tỏ ra rất hạn chế vì lấy 1/3 mặt cắt của trục xuyên tâm Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương làm đường ưu tiên.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho hay thành phố sẽ thay thế BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị số 11.

Hà Nội chuẩn bị 'xóa sổ' tuyến buýt nhanh BRT hơn 1.000 tỷ đồng
Xe BRT bị các phương tiện khác lấn làn. Ảnh: Ngọc Thành

>> Thông tin thú vị về nhà hàng ở phố cổ Hà Nội nơi Tim Cook uống cà phê trứng

Ông Tuấn cũng cho biết thành phố sẽ tập trung cao độ nguồn lực để hoàn thành 7 dự án đường vành đai, các trục đường hướng tâm, kết nối vùng.

Đồng thời, thành phố chuyển đổi các phương tiện xanh, sạch, nâng tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đến năm 2025-2026 lên khoảng 30%.

Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết với vận tải hành khách theo tuyến cố định, thành phố hiện có 6 bến xe và tổ chức 41 cặp điểm đón trả khách cho xe khách liên tỉnh.

Ngoài ra, mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt gồm 156 tuyến đã tiếp cận tất cả 30 quận, huyện, thị xã, kết nối 6 tỉnh, thành phố lân cận.

Tuyến BRT số 01 Kim Mã - Yên Nghĩa dài hơn 14km được đưa vào sử dụng tháng 12-2016 với tổng mức đầu tư trên 55 triệu USD (khoảng 1.100 tỷ đồng). Tuyến này sử dụng 55 xe buýt loại 80 chỗ với giá hơn 5 tỷ đồng/xe.

Dự án được thực hiện bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) được kỳ vọng là giải pháp cho tình trạng ùn tắc, ô nhiễm, làm nền tảng phát triển hạ tầng giao thông công cộng của Hà Nội.

>> Một bệnh viện vừa được quỹ đầu tư Mỹ rót tiền, mục tiêu trở thành hệ thống bệnh viện tư nhân hàng đầu Việt Nam

Cần chính sách đột phá để phát triển hệ thống đường sắt đô thị

Hà Nội làm 14 tuyến đường sắt đô thị để cấm xe máy, hạn chế ô tô trong nội đô

Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước quyết chi 40 tỷ USD cho 14 tuyến đường sắt đô thị

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ha-noi-chuan-bi-xoa-so-tuyen-buyt-nhanh-brt-hon-1000-ty-dong-231016.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Hà Nội chuẩn bị 'xóa sổ' tuyến buýt nhanh BRT hơn 1.000 tỷ đồng
POWERED BY ONECMS & INTECH