Vĩ mô

Hà Nội và TPHCM được bầu 125 đại biểu HĐND, tăng 30 đại biểu sau sáp nhập

Nguyễn Thảo 01/05/2025 15:48

Sau sáp nhập, Hà Nội và TPHCM đều được phép bầu nhiều hơn 30 đại biểu so với quy định hiện hành.

Theo dự thảo Luật Chính quyền địa phương (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội trong kỳ họp tháng 5 tới đây, có quy định rõ số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) của các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh và cấp xã.

Cụ thể, tỉnh miền núi, vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 500.000 dân thì cứ thêm 50.000 dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 90 đại biểu.

Tỉnh không thuộc trường hợp này có từ 1 triệu dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1 triệu dân thì cứ thêm 75.000 dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 90 đại biểu.

Thành phố trực thuộc trung ương có từ 1 triệu dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1 triệu dân thì cứ thêm 75.000 dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 90 đại biểu.

Riêng TPHCM được bầu 125 đại biểu. Số lượng đại biểu HĐND TP Hà Nội thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô, tức là cũng 125 đại biểu. Hai thành phố này đều được phép bầu nhiều hơn 30 đại biểu so với quy định hiện hành.

W-A58I6850 (1).jpg
Hà Nội và TPHCM được bầu 125 đại biểu HĐND. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng

Với cấp xã, xã ở miền núi, vùng cao có từ 5.000 dân trở xuống được bầu 20 đại biểu. Xã có trên 5.000 dân đến 7.500 dân được bầu 25 đại biểu. Xã có trên 7.500 dân đến 10.000 dân được bầu 30 đại biểu. Xã có trên 10.000 dân thì cứ thêm 1.000 dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 40 đại biểu.

Xã không thuộc trường hợp trên có từ 10.000 dân trở xuống được bầu 20 đại biểu; có trên 10.000 dân đến 12.500 dân được bầu 25 đại biểu; có trên 12.500 dân đến 15.000 dân được bầu 30 đại biểu; có trên 15.000 dân thì cứ thêm 1.500 dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 40 đại biểu.

Phường ở miền núi, vùng cao có từ 10.000 dân trở xuống được bầu 20 đại biểu; có trên 10.000 dân đến 12.500 dân được bầu 25 đại biểu; có trên 12.500 dân đến 15.000 dân được bầu 30 đại biểu; có trên 15.000 dân thì cứ thêm 1.500 dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 40 đại biểu.

Phường không thuộc trường hợp trên có từ 15.000 dân trở xuống được bầu 20 đại biểu; có trên 15.000 dân đến 20.000 dân được bầu 25 đại biểu; có trên 25.000 dân đến 30.000 dân được bầu 30 đại biểu; có trên 30.000 dân thì cứ thêm 3.000 dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 40 đại biểu.

Đặc khu ở hải đảo có từ 2.500 dân trở xuống được bầu 15 đại biểu; có trên 2.500 dân đến 5.000 dân được bầu 20 đại biểu; có trên 5.000 dân đến 7.500 dân được bầu 25 đại biểu; có trên 7.500 dân đến 10.000 dân được bầu 30 đại biểu; có trên 10.000 dân thì cứ thêm 1.000 dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 40 đại biểu.

Theo Kết luận 150 của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới, khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh hoặc thành lập mới ĐVHC cấp xã, không bầu cử các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND; trưởng, phó đoàn đại biểu Quốc hội; trưởng các ban của HĐND và ủy viên UBND theo quy định.

Thay vào đó, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp xã căn cứ thông báo của cấp ủy có thẩm quyền quản lý cán bộ, tiến hành chỉ định, bổ nhiệm nhân sự đảm nhiệm các chức danh nêu trên.

Trường hợp đặc biệt, cho phép chỉ định nhân sự không phải là đại biểu HĐND giữ các chức danh lãnh đạo HĐND cấp tỉnh, cấp xã mới thành lập.

Kết luận cũng nêu rõ, tại thời điểm hợp nhất, sáp nhập, số lượng phó chủ tịch HĐND, phó chủ tịch UBND và cấp phó của các cơ quan, đơn vị trực thuộc có thể nhiều hơn so với quy định.

Tuy nhiên, sau 5 năm, số lượng và việc bố trí nhân sự sẽ thực hiện theo quy định. Tức là HĐND bầu chủ tịch, phó Chủ tịch, Trưởng Ban trong số đại biểu HĐND theo danh sách đề cử chức vụ từng người của thường trực HĐND.

Tại kỳ họp thứ nhất, HĐND bầu chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng ban trong số các đại biểu HĐND theo đề nghị của thường trực HĐND khóa trước.

>>Yêu cầu tiêu chuẩn rất cao đối với điều tra viên cấp tỉnh được cử làm Trưởng, Phó công an xã

Sau sáp nhập, TPHCM có thể xây khu kinh tế biển với quy chế đặc biệt như Dubai

Vì sao không thể ‘bỏ’ hội đồng nhân dân cấp xã lúc này?

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/sau-sap-nhap-ha-noi-va-tphcm-duoc-bau-125-dai-bieu-hdnd-tang-30-dai-bieu-2396971.html
Bài liên quan
  • Chủ tịch Quốc hội: Hiện nay không thể bỏ hội đồng nhân dân cấp xã
    Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định hiện nay không thể bỏ hội đồng nhân dân cấp xã bởi đây là vấn đề liên quan đến cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.
  • Bà Châu Thị Mỹ Phương làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang
    Bà Châu Thị Mỹ Phương, 52 tuổi, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy được bầu làm Chủ tịch HĐND tỉnh Tiền Giang.
  • Miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa
    Sáng 15/10, tại kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Thanh Hoá đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa đối với ông Đỗ Trọng Hưng do chuyển công tác về Trung ương.
  • Bãi nhiệm 2 Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh
    Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn (điều hành hoạt động của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội) đã ký ban hành 2 Nghị quyết phê chuẩn kết quả bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân các tỉnh Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hà Nội và TPHCM được bầu 125 đại biểu HĐND, tăng 30 đại biểu sau sáp nhập
    POWERED BY ONECMS & INTECH