Từ khi cổ phiếu HPX bị đình chỉ, Hải Phát chịu sức ép lớn từ phía nhà đầu tư, khó tiếp cận nguồn vốn và tâm tý của hàng trăm cán bộ nhân viên bị ảnh hưởng,...
Vào ngày 18/9/2023, cổ phiếu HPX của CTCP Đầu tư Hải Phát bắt đầu bị HoSE chuyển từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch. Nguyên nhân bởi HPX tiếp tục vi phạm về công bố thông tin sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, cụ thể doanh nghiệp không công bố báo cáo (BCTC) tài chính bán niên năm 2023 đúng thời hạn quy định.
CTCP Đầu tư Hải Phát vừa có thông báo gửi UBCKNN, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và HoSE cho biết doanh nghiệp đã khắc phục xong tình trạng chứng khoán bị đình chỉ giao dịch và đề nghị đưa cổ phiếu giao dịch trở lại.
Cụ thể, vào các ngày 10-11/9/2023 doanh nghiệp đã lần lượt công bố BCTC bán niên và hợp nhất bán niên 2023.
Kết thúc năm 2023, HPX cũng chủ động lập BCTC sớm và thực hiện công bố BCTC năm 2023 được kiểm toán vào ngày 7/3.
Hải Phát cũng bày tỏ cổ phiếu HPX bị đình chỉ giao dịch cộng với thị trường bất động sản trầm lắng đã gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, các định chế tài chính để triển khai dự án; chịu sức ép lớn từ các cổ đông, nhà đầu tư; các khó khăn khi thực hiện cơ cấu nợ, định giá các tài sản đảm bảo với các khoản vay tín dụng, phát hành trái phiếu và ảnh hưởng đến tâm lý của hàng trăm cán bộ nhân viên...
Diễn biến cổ phiếu HPX |
Kết phiên ngày 15/9/2023 (phiên cuối trước đình chỉ), cổ phiếu HPX giao dịch ở mức 5.460 đồng/cp sau khi bị giảm sàn 5 phiên liên tiếp trước đó. Cổ phiếu này đã giảm 86,5% từ đỉnh tháng 11/2021, đặc biệt giảm mạnh không thanh khoản vào giai đoạn cuối năm 2022 - thời điểm cao trào siết chặt thị trường trái phiếu doanh nghiệp cùng với các tên khác như NVL, PDR, DIG...
>> Thời điểm cổ phiếu Hải Phát (HPX) có thể thoát diện đình chỉ giao dịch
Quan điểm của các CTCK về thị trường ngày 8/3: Tích cực, trung lập hay rủi ro?
Lợi nhuận 2 tháng đầu năm của Viglacera (VGC) tăng mạnh so với cùng kỳ