Khi con sông xuống đến mực nước thấp nhất trong 70 năm, đã để lộ tàn tích của ngôi làng cổ và nhiều hiện vật.
Trong năm 2022, châu Âu đã trải qua đợt hạn hán tàn khốc nhất trong vòng 500 năm. Hạn hán và khô hanh đã làm cho các con sông trên lục địa này cạn kiệt, nhiều nơi thậm chí còn lộ ra đáy sông. Việc nước rút cạn tiết lộ những thứ bị che giấu trong lòng sông suốt hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm lộ diện, từ các trại La Mã đến những ngôi làng “ma” hay tàu bị đắm trong Thế chiến thứ hai.
Đợt hạn hán này cũng đã khiến Hungry Stone xuất hiện. "Hungry Stone" (Hòn đá đói) là hàng chục tảng đá được đặt ở nhiều con sông khắp Trung Âu, nhằm ghi nhận mức nước thấp nhất trong lịch sử của các đợt hạn hán, đồng thời cảnh báo cho các thế hệ sau về nguy cơ đói kém và khó khăn có thể xảy đến mỗi khi tình trạng này diễn ra.
Hungry Stone được chạm khắc để tái hiện những thời kỳ gian khó trong quá khứ. Những đợt hạn hán xưa đã gây ra sự thiếu hụt mùa màng, thiếu lương thực và nạn đói hoành hành khắp nơi.
Trong quá khứ, năm sớm nhất mà người ta ghi nhận được tảng đá với nguyên vẹn dòng chữ cảnh báo là năm 1616. Đó cũng là năm mà châu Âu chứng kiến đợt hạn hán lớn, khiến nạn đói lan rộng khắp mọi nơi. Dấu vết của các dòng chữ liên quan đến những đợt hạn hán trước đó, bao gồm cả năm 1417 và 1473, phần lớn đã bị xói mòn theo thời gian. Các đợt hạn hán sau đó, từ 1707 đến 1893, cũng được ghi lại.
Trong thời gian sau, những cảnh báo nghiêm trọng về những hậu quả khốc liệt của hạn hán chủ yếu được ghi nhận trên các con sông lớn tại châu Âu như Elbe, Rhine, Danube và Moselle.
Các nhà nghiên cứu cho biết, Hungry Stone đang trở nên ngày càng dày hơn, đặc biệt là sau đợt hạn hán tại Trung Âu vào năm 2018, kể từ khi một con đập được xây dựng vào những năm 1920.
Trong đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 500 năm ở châu Âu, sông Po dài nhất Italy đã ghi nhận mức nước thấp nhất trong 70 năm qua, làm lộ ra hàng loạt tàn tích cổ xưa dưới lòng sông, bao gồm một ngôi làng ở Piedmont, xác tàu Zibello và một sà lan chở hàng dài 50m đã chìm trong Thế chiến thứ hai.
Điều đáng sợ hơn cả là việc sông Po cạn nước đã làm làm lộ một quả bom nặng 450kg. Sự việc này đã buộc chính quyền địa phương phải gấp rút sơ tán hơn 3.000 người dân trong khu vực gần đó. Không phận của khu vực cũng bị gián đoạn, giao thông trên tuyến đường sông, đường sắt và quốc lộ gần đó đã phải tạm ngừng hoạt động.
Các chuyên gia phá bom mìn đã được điều động và tiến hành loại bỏ cầu chì từ thiết bị do Mỹ sản xuất. Bên trong quả bom, họ phát hiện 240kg chất nổ. Sau đó, Trung đoàn Công binh số 10 của Quân đội Italy, đặt tại Medole, Italy đã chuyển thiết bị này đến một mỏ đá cách nơi phát hiện khoảng 45km và tiến hành phá hủy một cách an toàn.