Chính phủ Hàn Quốc vừa công bố kế hoạch chi tiết nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất xe hơi, tham gia chiếm lĩnh thị trường toàn cầu năm 2030.
Hàn Quốc đặt mục tiêu trở thành cường quốc công nghiệp xe ô tô toàn cầu
Theo kế hoạch, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất xe điện lên gấp đôi thị phần toàn cầu của các nhà sản xuất ô tô trong nước lên 12% (3,3 triệu chiếc) vào năm 2030, so với 5% (254.000 chiếc) của hiện tại và trở thành cường quốc công nghiệp xe ô tô toàn cầu.
Để đạt được mục tiêu trên, chính phủ cam kết cung cấp các ưu đãi thuế và nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhau để thúc đẩy đầu tư cho các nhà sản xuất ô tô trị giá 95 nghìn tỷ won (khoảng 66 tỷ USD) vào năm 2026.
Theo kế hoạch, các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc dự kiến thúc đẩy sản xuất xe điện toàn cầu của họ lên tổng cộng 3,3 triệu chiếc vào năm 2030 so với mức khoảng 254 nghìn chiếc vào năm ngoái.
Theo nghiên cứu của công ty Deloitte (Anh), sẽ có 31,1 triệu xe điện được bán ra trên toàn thế giới vào năm 2030. Cạnh đó, năm 2030 là lúc xe điện lên ngôi trong thị trường xe ô tô toàn cầu.
Bộ Thương mại - công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc công bố, chính phủ nước này cam kết cung cấp các ưu đãi thuế và nhiều biện pháp hỗ trợ khác để thúc đẩy đầu tư của các nhà sản xuất ô tô trị giá khoảng 95 nghìn tỷ won (66,03 tỷ USD) vào năm 2026.
Công bố trên được đưa ra trong cuộc họp mới đây do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hàn Quốc Lee Chang-yang chủ trì, với sự tham dự của đại diện các nhà sản xuất ô tô lớn và công ty liên quan, bao gồm Hyundai Motor, Kia, GM Korea, tập đoàn viễn thông KT của Hàn Quốc.
Để đạt được mục tiêu, những "gã khổng lồ" xe ô tô của Hàn Quốc cam kết phát triển phần mềm quan trọng cho xe điện bằng công nghệ vào năm 2026 và nuôi dưỡng 30.000 nhân sự có chuyên môn trong lĩnh vực xe ô tô trong tương lai, cũng như 300 công ty chuyên phát triển phần mềm ô tô vào năm 2030.
Những chiến lược đầy tham vọng của “Xứ sở kim chi”
Ba chiến lược mà Hàn Quốc theo đuổi để phát triển ngành công nghiệp ô tô trong tương lai bao gồm: đẩy nhanh phát triển công nghệ, thúc đẩy doanh số bán ô tô thân thiện với môi trường trong nước và đẩy sớm thời hạn thương mại hóa xe hoàn toàn tự hành từ năm 2030 lên năm 2027, trong khi tiếp tục chuẩn bị cho kỷ nguyên "ô tô bay" và các dịch vụ xe trong tương lai.
Để thúc đẩy việc chuyển đổi sang ô tô tương lai, Chính phủ Hàn Quốc đang thực hiện một quá trình chuyển đổi nhanh sang một hệ sinh thái xe tương lai rộng mở thông qua khoản đầu tư tư nhân 60.000 tỷ won (50,5 tỷ USD), chủ yếu đến từ hai tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất Hyundai và Kia Motor.
Các dự án này sẽ tập trung đầu tư cho việc chuyển đổi sản xuất của các công ty linh kiện, tài trợ cho phát triển và hoàn thiện công nghệ xe tự hành để thương mại hóa.
Theo đó, đến năm 2024, sẽ có hệ thống và cơ sở hạ tầng (các con đường chính) cho các phương tiện tự lái và tung ra các phương tiện tự lái đáp ứng tiêu chuẩn SAE Quốc tế về tự động hóa "cấp độ bốn".
Sau khi đạt được các mục tiêu này, các phương tiện tự hành sẽ được thương mại hóa cho các quốc lộ chính trên toàn quốc vào năm 2027.
Hai nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Hàn Quốc gồm Hyundai và Kia Motor đều đã công bố kế hoạch dừng sản xuất ô tô động cơ đốt trong để chuyển sang các mẫu xe thân thiện với môi trường.
Thời gian tới, sự suy giảm của các loại xe sử dụng động cơ đốt trong là không thể tránh khỏi, nhưng các loại xe thân thiện với môi trường, phương tiện tự hành cũng đang còn bộc lộ nhiều hạn chế về mặt kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và thói quen sử dụng.
Đặc biệt, việc gia tăng độ bền và kéo dài thời gian sử dụng của pin cũng như giảm giá thành chế tác đang là vấn đề lớn đối với các nhà sản xuất.
Để nhanh chóng lấp đầy những lỗ hổng về công nghệ và hệ sinh thái, công nghiệp ô tô tương lai cần một khoản đầu tư không hề nhỏ và Hàn Quốc cần phải chạy đua với thời gian để đạt được mục tiêu chiếm ưu thế hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này.
Thời đại của ô tô tương lai đã xuất hiện rất rõ ràng và giờ chỉ còn là mức độ đầu tư và thời điểm chấp nhận rộng rãi của người tiêu dùng.
Xem thêm: Nếu xe điện thống trị thị trường, các trạm xăng sẽ ra sao?
Hàng loạt công ty tại siêu cường top đầu châu Á xin phá sản, chuyện gì đã xảy ra?
Việt Nam mong muốn tham gia chuỗi giá trị của các tập đoàn Hàn Quốc