Hàng chục nghìn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trước nguy cơ dừng hoạt động, các doanh nghiệp chăn nuôi hưởng lợi lớn

23-02-2024 15:13|Hồ Nga

Làn sóng “đại di dời” của ngành nông nghiệp đang sắp sửa đến hạn chót khi một số quy định của Luật chăn nuôi được thực thi.

Luật chăn nuôi có hiệu lực từ năm 2020 nghiêm cấm hành vi chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư. Theo quy định của Luật, các địa phương có 5 năm kể từ khi Luật có hiệu lực, tức từ ngày 1/1/2025 để thực hiện di dời các cơ sở chăn nuôi không phù hợp.

Luật ra đời từ năm 2018, có hiệu lực từ 2020, và “thời hạn” để các cơ sở chăn nuôi di dời theo quy định là đến năm 2025 – tương ứng các bên liên quan có đến 7 năm để thực hiện. Như vậy, theo quy định của luật, hàng chục nghìn cơ sở chăn nuôi trên cả nước sẽ phải di dời ra khỏi các khu vực dân cư hoặc ngừng hoạt động. Đây cũng được xem là cuộc “đại di dời” của ngành nông nghiệp.

“Thanh lọc” - cuộc chơi ngành chăn nuôi hướng tới quy mô lớn

Dù có đến 7 năm để chuẩn bị, nhưng cột mốc 2025 đang cận kề là lúc ngành chăn nuôi được định hình lại. Các chuyên gia đánh giá, những cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sẽ không còn phù hợp, dành sân chơi lại cho các cơ sở quy mô lớn. Đây cũng là xu thế tất yếu để ngành chăn nuôi để ngành chăn nuôi được quy chuẩn lại.

Công cuộc “thanh lọc” này khiến nhiều người nhớ tới việc quy hoạch của ngành nông nghiệp trong công cuộc xây dựng “cánh đồng mẫu lớn” hay “cánh đồng lớn”. Chủ trương tích tụ ruộng đất, hình thành những cánh đồng mẫu lớn đã tạo ra một bộ mặt mới, một diện mạo mới cho vùng nông thôn, là cơ hội để cơ giới hoá nông nghiệp, hình thành các chuỗi liên kết nâng giá trị nông sản. Mô hình này đã thành công rực rỡ.

Luật chăn nuôi có hiệu lực, ngoài quy định về quy mô, mật độ, khoảng cách chăn nuôi theo từng vùng miền… là những quy định mới nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao chất lượng hoạt động chăn nuôi, giản thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh và giảm thiểu tác động đến môi trường xung quanh.

Theo quy định, từ 1/1/2025, những cơ sở chăn nuôi thuộc nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn và khu dân cư sở 10 địa phương buộc phải di dời.

Ngành chăn nuôi Việt Nam hiện cách đây 10 năm có khoảng 10,9 triệu hộ chăn nuôi gà vịt, 4 triệu hộ chăn nuôi heo và 2,5 triệu hộ chăn nuôi bò thì đến nay còn khoảng 2 triệu hộ. Tuy vậy quy mô phổ biến nhất vẫn là các trang trại chăn nuôi hộ gia đình nên đa số manh mún, nhỏ lẻ. Quy định mới có hiệu lực sẽ tạo ra hàng rào lớn giúp việc chăn nuôi nhỏ lẻ không còn nữa.

Doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn hưởng lợi

Việt Nam nhiều năm liên tiếp đứng thứ 6 trong số các nước có thị phần sản lượng thịt heo cao nhất thế giới. Bình quân tiêu thụ khoảng 32kg thịt heo/người/năm – con số này tăng dần trong mấy năm gần đây. Số liệu cho thấy, dù các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bị di dời, đứng trước nguy cơ xoá sổ thì nhu cầu tiêu thụ vẫn tiếp tục tăng cao – đây là lợi thế dành cho các doanh nghiệp có quy mô lớn.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn có nhiều, trong đó các doanh nghiệp có tiếng trên sàn chứng khoán có thể kể đến như Dabaco (DBC), nông nghiệp BAF (BAF), Hoàng Anh Gia Lai (HAG) với heo Bapi ăn chuối.

>>Giá heo hơi tăng mạnh, cổ phiếu ngành chăn nuôi tiếp tục dậy sóng

Dabaco với lợi thế của doanh nghiệp đầu ngành chăn nuôi được các chuyên gia cho rằng được hưởng lợi lớn nhất nhờ quy mô lớn, hoạt động theo mô hình chăn nuôi khép kín 3F (Feed – Farm – Food), tận dụng các cơ hội từ lĩnh vực kinh doanh khác để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Năm 2023, Dabaco đã tiếp tục nhân rộng mô hình 3F với việc tích cực triển khai các dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm ứng dụng công nghệ cao tại Thanh Hóa quy mô 5.600 con lợn nái và 158.000 lợn thịt/năm – là dự án lớn nhất của Dabaco từ trước đến nay; mở rộng khu chăn nuôi lợn giống Tuyên Quang, Phú Thọ...

Bên cạnh đó còn có dự án nhà máy sản xuất vắc-xin động vật hướng tới mục tiêu chiến lược phát triển các lĩnh vực cốt lõi. Ngoài ra Dabaco còn tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án trong lĩnh vực cốt lõi; phát triển các dòng sản phẩm thực phẩm giá trị gia tăng cao như trứng gà vỏ xanh, trứng gà ăn liền Devi, dầu đậu nành cao cấp COBA, UMI… để hoàn thiện các mắt xích trong mô hình khép kín 3F.

Kết quả, năm 2023 Dabaco đạt 11.110 tỷ đồng doanh thu. Lợi nhuận sau thuế gần gấp 5 lần, lên trên 25 tỷ đồng. Dabaco là một trong số ít doanh nghiệp chăn nuôi báo doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng trong bối cảnh ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong năm vừa qua.

Hoàng Anh Gia Lai với thương hiệu heo ăn chuối gắn liền với tên tuổi của ông Đoàn Nguyên Đức ghi nhận mức doanh thu lớn thứ 2 với hơn 6.900 tỷ đồng, tăng trưởng 32% so với năm trước đó và cũng là mức doanh thu kỷ lục từ khi công ty đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán.

Nông nghiệp BAF với thương hiệu “heo ăn chay” ghi nhận doanh thu giảm 25,9% trong năm 2023, xuống còn gần 5.300 tỷ đồng.

Cổ phiếu ngành chăn nuôi dậy sóng

Cùng với các tín hiệu tích cực, các thông tin hỗ trợ cho mảng chăn nuôi quy mô lớn, cổ phiếu ngành chăn nuôi cũng đang dậy sóng. HAG của HAGL đang dần chinh phục lại đỉnh cũ. Phiên giao dịch cuối tháng 1/2024 đã lên áp sát mức 15.000 đồng/cổ phiếu trước khi hạ nhiệt về gần 13.500 đồng/cổ phiếu như hiện nay. Thanh khoản cũng ổn định với hàng chục triệu cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên.

BAF cũng đã áp sát đỉnh của 1 năm, hiện giao dịch quanh mức 25.700 đồng/cổ phiếu. Vốn hoá doanh nghiệp đạt gần 3.700 tỷ đồng.

Dabaco là cổ phiếu “hưng phấn” nhất trong số các cổ phiếu chăn nuôi trên sàn, vượt đỉnh 1 năm, hiện giao dịch quanh mức 30.000 đồng/cổ phiếu. Vốn hoá doanh nghiệp đạt xấp xỉ 6.900 tỷ đồng.

>>Ngành chăn nuôi bước qua ngày khó, Dabaco có lãi năm 2023

Hàng chục nghìn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trước nguy cơ dừng hoạt động, các doanh nghiệp chăn nuôi hưởng lợi lớn

Thanh khoản DBC cũng tăng mạnh với hàng chục triệu cổ phiếu khớp lệnh. Đáng chú ý, DBC đang là “điểm đến” thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với nhiều phiên liên tiếp khối ngoại mua ròng lượng lớn. Thậm chí có phiên DBC vươn lên đứng TOP 1 về hút vốn khối ngoại. Phiên giao dịch cuối năm Quý Mão có gần 7.500 lệnh đặt mua cổ phiếu DBC.

>>Cổ phiếu chăn nuôi dậy sóng phiên cuối năm, khối ngoại bất ngờ hút ròng lượng lớn DBC

Các công ty chứng khoán cũng tìm đến cổ phiếu DBC với sự gia tăng đột biến các giao dịch của khối tự doanh.

Một trong những nguyên nhân khiến DBC “hút” hơn các cổ phiếu chăn nuôi cùng ngành khác trên thị trường chứng khoán có lẽ từ các thông tin tích cực về vaccine dịch tả lợn châu Phi. Dabaco là một trong ba doanh nghiệp trong nước tiên phong nghiên cứu thành công vaccine này, giúp thế giới giải bài toán khó trăm năm.

Bên cạnh đó, động thái từ Philipine và Rumania sau chuyến công du, gặp gỡ của lãnh đạo các nước vừa qua đã mở ra thị trường tỷ USD cho các doanh nghiệp Việt.

>>Dabaco tổng kết năm 2023, vaccine dịch tả heo châu Phi sắp đi đến ‘hồi kết’?

Hoà Phát, Thế giới Di động, Dabaco chốt quyền tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2024

Ngành chăn nuôi bước qua ngày khó, Dabaco có lãi năm 2023

Dabaco tổng kết năm 2023, vaccine dịch tả heo châu Phi sắp đi đến ‘hồi kết’?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/hang-chuc-nghin-ho-chan-nuoi-nho-le-truoc-nguy-co-dung-hoat-dong-cac-doanh-nghiep-chan-nuoi-huong-loi-lon-224026.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Hàng chục nghìn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trước nguy cơ dừng hoạt động, các doanh nghiệp chăn nuôi hưởng lợi lớn
POWERED BY ONECMS & INTECH