Doanh nghiệp

Hành trình 30 năm kiến tạo nên Vingroup hùng mạnh của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Hồ Nga 09/08/2023 15:24

Hành trình của Vingroup còn ghi dấu ấn ở một mặt rất khác: những quyết định “xây và đập”.

Để kiến tạo nên Vingroup hùng mạnh hiện tại, tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng phải “Xây và Đập” những gì?

Tháng 8 cũng là tháng Vingroup (mã chứng khoán: VIC) kỷ niệm ngày sinh nhật. Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom thành lập năm 1993 tại Ukcraina bởi tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Năm nay, Vingroup tròn 30 năm tuổi. Nhân kỷ niệm ngày thành lập tập đoàn, 1 video gây sốt mạng xã hội tiêu đề "Tự hào Việt Nam" đã được Vingroup cho “ra lò”.

Thành công vang dội với bất động sản – xe điện

Nếu kể về hành trình của Vingroup bằng con số thì có lẽ, con số hơn 600 nghìn tỷ đồng tổng tài sản bên cạnh hàng trăm nghìn tỷ doanh thu và hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận tạo ra hàng năm là điều đáng nhớ nhất.

Tại thời điểm kết thúc 6 tháng năm 2023, Vingroup đạt tổng tài sản gần 608 nghìn tỷ đồng. Sau 30 năm hình thành và phát triển, khối tài sản mà Vingroup tạo dựng nên đạt con số hiếm doanh nghiệp khối tư nhân nào đạt được.

Để kiến tạo nên Vingroup hùng mạnh hiện tại, tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng phải “Xây và Đập” những gì?

Vingroup nổi danh trên thị trường tài chính nhờ năng lực bán hàng vô cùng xuất sắc. Vingroup là một trong số ít những doanh nghiệp thay đổi suy nghĩ của người dân Việt Nam về bất động sản. Quay lại lịch sử mấy chục năm về trước, người dân lúc đó chưa biết đến những khu đô thị đắt đỏ, những tòa nhà văn phòng lộng lẫy nhưng Vingroup đã nỗ lực không ngừng đưa làn gió mới vào thị trường bất động sản. Doanh thu thuần của Vingroup lớn dần qua các năm. 2014 là năm đầu tiên Vingroup vượt ngưỡng 1 tỷ USD doanh thu và những năm sau đó bứt phá như vũ bão. 5 năm liên tiếp từ 2018 đến nay, Vingroup duy trì mức doanh thu trên 100.000 tỷ đồng. Hay nói nôm na, cứ bình quân khoảng 3,5 ngày, Vingroup đạt được 1.000 tỷ đồng doanh thu.

Để kiến tạo nên Vingroup hùng mạnh hiện tại, tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng phải “Xây và Đập” những gì?

Cùng với sự tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận của Vingroup cũng bứt phá rõ nét qua nhiều năm. Cột mốc hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận được Vingroup thiết lập vào năm 2012 và duy trì con số hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận trong 8 năm liên tiếp. Thực tế, do đặc thù hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản nên số liệu lợi nhuận của Vingroup biến động tương đối mạnh qua các năm. Tuy vậy, nếu tính từ khi niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán vào 2007 đến nay, tổng lợi nhuận sau thuế mà Vingroup tạo ra lên đến hơn 41.000 tỷ đồng tức mỗi năm bình quân Vingroup tạo ra hơn 2.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Nhưng, nếu đo hành trình 30 năm của Vingroup bằng con số thì là không đủ. Ít nhất, Vingroup đã ghi dấu ấn đậm nét vào nền kinh tế Việt Nam ở 2 điểm nhấn: Ngành bất động sản và Ngành xe ô tô.

Trong Video hành trình của Vingroup 30 năm, Vingroup đã dành 80% thời lượng để kể câu chuyện của hãng xe VinFast. Xe điện có thể nói là lần khởi nghiệp lớn thứ hai của Vingroup. Sau giai đoạn phát triển rực rỡ nhờ thành công trong lĩnh vực bất động sản nhà ở, bất động sản cho thuê, bất động sản du lịch…, Vingroup bắt đầu dồn lực chinh phục thử thách mới là xe ô tô. Trước Vingroup, Việt Nam chưa từng có công nghiệp ô tô một cách thực thụ. Sự ra đời của những chiếc xe VinFast ghi dấu ấn Việt Nam vào ngành công nghiệp sản xuất xe ô tô toàn cầu.

Để kiến tạo nên Vingroup hùng mạnh hiện tại, tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng phải “xây và đập” những gì?

Ở thời điểm hiện tại, Vingroup đạt thành công không thể chối cãi tại 2 lĩnh vực lớn là bất động sản và xe điện. Ngoài ra, Vingroup nổi danh trong lĩnh vực y tế, giáo dục với hệ thống Vinmec, Vinschools, VinUni…Tuy nhiên, để đạt được thành công vượt trội như hiện tại, Vingroup đã từng phải hy sinh rất nhiều thứ. Có 3 thứ lớn mà tập đoàn từng xây và phải đập đi đó là: Điện thoại VSmart; hệ thống siêu thị Vinmart và Xe điện.

Vinmart - Hy sinh để tập trung nguồn lực

Năm 2019, Vingroup từng làm một thương vụ chấn động giới tài chính: bán Vinmart, VinEco cho Masan. Vingroup quyết định chuyển giao toàn bộ Công ty VinCommerce (chuỗi siêu thị VinMart, cửa hàng VinMart+) và Công ty VinEco sang cho Tập đoàn Masan đồng nghĩa với việc, mạng lưới 2.600 siêu thị và cửa hàng VinMart & VinMart + tại 50 tỉnh thành với hàng triệu khách hàng; hệ thống 14 nông trường công nghệ cao VinEco mà Vingroup dày công xây dựng sẽ được chuyển giao cho chủ mới.

Trong thư gửi nhân viên vào ngày chia tay hệ thống, lãnh đạo Vingroup từng chia sẻ là muốn dồn toàn tâm thương vụ này cho lĩnh vực công nghiệp và công nghệ với hai thương hiệu chủ lực là VinFast và VinSmart.

Tìm hiểu kỹ hệ thống VinCommerce và VinEco sẽ thấy, VinCommerce lúc đó có vốn điều lệ là 6.436 tỷ đồng, sở hữu chuỗi Vinmart và Vinmart+ còn VinEco vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, chuyên về sản xuất nông nghiệp với quỹ đất 3.000ha. VinCommerce thành lập vào năm 2010, như vậy, vào thời điểm bán đi hệ thống với quy mô hàng nghìn siêu thị rộng khắp cả nước, Vingroup đã mất quãng thời gian 10 năm. Việc bán đi 2 mảng tâm sức cho thấy, Vingroup đã quyết tâm dồn lực, tập trung sức mạnh cho Vinfast và VinSmart.

Điện thoại Vsmart – Cuộc chơi chóng vánh

Chỉ sau 2 năm kể từ khi được lựa chọn để tập trung phát triển, tháng 5/2021, VinSmart chính thức công bố ngừng điện thoại, rút hoàn toàn ra khỏi thị trường smartphone vốn dĩ từng rất béo bở tại thị trường Việt Nam. Nguyên nhân việc VinSmart dừng cuộc chơi smartphone, theo chia sẻ của ông Nguyễn Việt Quang, phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup vào thời điểm đó là: "Việc sản xuất điện thoại hoặc tivi thông minh đã không còn mang lại khả năng đột phá, tạo ra giá trị khác biệt cho người dùng".

Trong 3 năm ngắn ngủi, thực tế, VinSmart đã từng chiếm lĩnh top 3 thị phần smartphone Việt Nam và được vinh danh trở thành thương hiệu điện thoại Việt xuất sắc nhất Tech Awards 2020, thành một trong những thương hiệu được yêu thích nhất Việt Nam.

Có rất nhiều phân tích khác nhau xung quanh việc “Xây và Đập” chóng vánh của Vsmart nhưng điều nhiều người nhận thấy đó là Vingroup quá lớn và sân chơi smartphone đã rất nhiều nhà sản xuất tham gia, làm ra Vsmart, Vingroup cũng ít tạo ra điều khác biệt. Việc "đập" dự án điện thoại ít nhiều tạo ra thành công trên thị trường smartphone có lẽ là một trong những việc cho thấy tinh thần quyết liệt vươn tầm của Vingroup. Vingroup có lẽ không muốn một thành công kiểu thông thường mà luôn muốn tạo ra những giá trị mới, khác biệt.

Để kiến tạo nên Vingroup hùng mạnh hiện tại, tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng phải “Xây và Đập” những gì?

Cuộc chia tay những chiếc xe xăng

Tháng 7/2022, VinFast công bố dừng kinh doanh ôtô chạy xăng. Một làn sóng tranh cãi lớn lúc đó đã nổ ra. VinFast thực sự đã đạt được những thành công, ghi dấu ấn trên thị trường ô tô Việt khi đã cho ra được những sản phẩm ô tô đầu tiên sản xuất tại Việt Nam. Tại thời điểm VinFast công bố dừng xe xăng, lô xe Lux và Fadil cuối cùng đã được khách hàng đặt mua hết.

Cũng tại thời điểm công bố chia tay xe xăng, VinFast cho biết "Từ nay đến cuối tháng 8, hãng sẽ tập trung sản xuất để bàn giao xe cho các khách hàng đã ký hợp đồng, đồng thời chuyển đổi hoàn toàn sang sản xuất và kinh doanh xe điện".

Theo đại diện VinFast vào thời điểm đó, việc dừng kinh doanh xe chạy xăng diễn ra sớm hơn so với kế hoạch là do lượng khách đặt mua các dòng xe trên tăng đột biến thời gian qua. Nghĩa là, VinFast quyết định dừng kinh doanh xe xăng ngay cả trong bối cảnh nhu cầu mua xe xăng của VinFast không hề nhỏ. Thậm chí, chia sẻ của VinFast lúc đó cho thấy: "Các mẫu xe này luôn nằm trong top các lựa chọn được yêu thích nhất thị trường theo từng phân khúc, nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của đông đảo khách hàng. Sau khi sản xuất đủ lượng xe trả các đơn hàng đã ký, chúng tôi sẽ chính thức đóng dây chuyền xe xăng để chuyển sang tập trung hoàn toàn vào sản xuất xe điện".

Để kiến tạo nên Vingroup hùng mạnh hiện tại, tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng phải “Xây và Đập” những gì?

Xe điện gồm cả ô tô điện, xe máy điện...đang là cuộc chạy đua lớn của VinFast và nói rộng hơn, là của Vingroup. Thành công trong lĩnh vực này có nghĩa là, Vingroup sẽ đạt thành tựu ở một hạng mục xưa nay chưa doanh nghiệp Việt nào làm được. Có rất nhiều tranh cãi nguyên nhân vì sao VinFast phải "đập" xe xăng đi để tập trung cho xe điện. Tuy vậy, có mấy điểm để lý giải cho việc này:

Thứ nhất: Nếu thành công trong xe xăng, Vingroup cũng sẽ chỉ là một trong vô số những nhà sản xuất xe ô tô xăng đã thành công vang dội trên toàn thế giới. Sự khác biệt của Vingroup có lẽ, vì thế, cũng không nhiều. Sau quãng đầu thu hút được khách hàng ưa thích sự mới lạ, sản phẩm xe xăng chắc chắn sẽ phải cạnh tranh với các ông lớn nước ngoài đã sản xuất xe xăng hàng trăm năm và đạt được sự tín nhiệm của người tiêu dùng toàn cầu. Áp lực này chắc chắn cũng không nhỏ.

Thứ hai: Bỏ xe xăng tập trung vào xe điện đồng nghĩa với việc VinFast sẽ là một trong số ít doanh nghiệp sản xuất ô tô điện đầu tiên trên thế giới. Xe điện VinFast - nếu thành công - sẽ có chỗ đứng trên bản đồ sản xuất xe toàn cầu. Đây có lẽ là điều Vingroup muốn.

Thứ ba: Bỏ xe xăng tập trung vào xe điện đồng nghĩa với việc VinFast sẽ nhận được rất nhiều hỗ trợ từ chính phủ liên quan đến ngành sản xuất mà toàn cầu đang hướng đến trong đó có thuế. Để kích cầu sản xuất ô tô điện, một số chính sách ưu đãi về thuế đã được Quốc hội thông qua, trong đó có giảm thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô điện. Theo đó, với ô tô điện chạy pin loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống sẽ chịu mức thuế TTĐB là 3% từ ngày 1/3/2022 đến hết ngày 28/02/2027; từ ngày 1/3/2027 là 11%. Ngoài ra, đối với các loại ô tô chạy điện khác, loại chở người 9 chỗ trở xuống, mức thuế TTĐB là 15%, từ 10 đến dưới 16 chỗ là 10%, từ 16 đến 24 chỗ là 5%, loại vừa chở người vừa chở hàng là 10%.

Với chính sách này, giá bán xe ô tô điện có thể sẽ hấp dẫn hơn cho người dùng mà doanh nghiệp cũng không mất đi phần lợi nhuận, từ đó khuyến khích mục tiêu phát triển sản xuất và sử dụng ô tô điện tại Việt Nam.

Thứ tư: Tín chỉ Carbon. Cơ hội này đến thời điểm hiện tại chưa hề rõ ràng. Tuy nhiên, hiểu nôm na sẽ thế này: Tín chỉ Carbon như một loại giấy phép chủ sở hữu được quyền phát thải khí carbon dioxide hoặc khí thải nhà kính khác. Mỗi công ty sản xuất đều thải ra không khí một lượng khí CO2 nhất định. Nếu vượt quá mức quy định, họ sẽ phải mua thêm tín chỉ carbon và ngược lại những doanh nghiệp phát sinh lượng phát thải thực tế thấp hơn mức giới hạn thì doanh nghiệp có thể bán tín chỉ cho doanh nghiệp khác. Trên thế giới, những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm “xanh” như Vinfast có rất nhiều cơ hội trên thị trường tín chỉ carbon

Bất ngờ với Video kỷ niệm 30 năm Vingroup: Khối tài sản đồ sộ được ông Phạm Nhật Vượng tạo ra như thế nào?

VIC “phi nước đại” mang về cho tỷ phú Phạm Nhật Vượng hơn 2.000 tỷ trong một ngày

Bất ngờ với Video kỷ niệm 30 năm Vingroup: Khối tài sản đồ sộ được ông Phạm Nhật Vượng tạo ra như thế nào?

Sự thành công của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhìn từ ngày tháng năm sinh: Bạn sở hữu yếu tố nào?

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/de-kien-tao-nen-vingroup-hung-manh-hien-tai-ty-phu-pham-nhat-vuong-tung-phai-xay-va-dap-nhung-gi-195785.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Hành trình 30 năm kiến tạo nên Vingroup hùng mạnh của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
POWERED BY ONECMS & INTECH