Loạt công ty chứng khoán như VND, FSC, SSI, HSC, SHS, VDSC,... dã điều chỉnh mức lãi suất cho vay ký quỹ.
VNDirect, Yuanta thông báo nâng lãi suất cho vay ký quỹ (margin) và ứng trước tiền bán chứng khoán từ mức khoảng 12% lên gần 14%/năm.
Cụ thể, Công ty chứng khoán VNDirect thông báo từ hôm nay (ngày 7/11) bắt đầu điều chỉnh lãi suất cho vay ký quỹ và ứng trước tiền bán lên 13,8%/năm.
Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam cũng tăng lãi suất margin từ 12% lên 13,5%/năm từ giữa tháng 11 này.
Trong khi đó, Công ty chứng khoán ACB nâng lãi suất cho 14 ngày vay đầu tiên từ 4,5% lên 6%/năm và giữ nguyên lãi suất 14%/năm kể từ ngày vay thứ 15 trở đi.
Đầu tháng 11, Chứng khoán SSI đã thông báo tăng lãi suất cho vay từ 11,88%/năm lên 13,5%/năm.
Việc điều chỉnh lãi suất cho vay này theo sau việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành đến hai lần vừa qua. Trước đó, từ giữa tháng 9, một số công ty chứng khoán quy mô vừa và nhỏ như SHS, Rồng Việt, Bản Việt…. đã tăng lãi suất cho vay margin một năm lên thêm khoảng 1%.
Cụ thể, Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) tăng 1% đối với tất cả hạng khách hàng và nâng phí ứng trước tiền bán lên 14,5%/năm. Công ty Chứng khoán Rồng Việt và Bản Việt cùng điều chỉnh lãi suất từ khoảng 12,2% lên 13,3% một năm. Công ty chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đã công bố tăng lãi suất cho vay trên tài khoản giao dịch cổ phiếu từ 5/10. Theo đó, mức lãi suất áp dụng sẽ là 14,5%/năm.
So với một năm trước, lãi suất cho vay ký quỹ chứng khoán đã tăng rất mạnh. Trong thời kỳ bùng nổ giao dịch chứng khoán và Vn Index có lúc lên đến 1.500 điểm, mức lãi suất cho vay margin một năm chỉ từ 9 đến 11%.
Xu hướng trên đang tạo thêm khó khăn cho nhà đầu tư bởi các cơ hội giao dịch ít dần khi thanh khoản đang ngày một đi xuống. Dù hầu hết các mã cổ phiếu đã "rất rẻ" so với đầu năm khi thị giá đều bị chia 2 chia 3 trong bối cảnh thị trường chung điều chỉnh mạnh, dòng tiền rót vào chứng khoán vẫn vô cùng dè dặt.
Nguyên nhân là do nhà đầu tư e ngại đây vẫn chưa phải là kịch bản tồi tệ nhất, Vn-Index vẫn giảm sâu hơn trước những thông tin tiêu cực về trái phiếu hay các hành động làm giá cổ phiếu. Cùng với đó, tình hình kinh tế trên thế giới không mấy khả quan, lạm phát tại nhiều quốc gia liên tục lập đỉnh mới và bóng ma suy thoái rình rập Mỹ, Anh,...
Nhà đầu tư hầu như rất khó có lãi trong giai đoạn này và thậm chí còn lỗ nặng. Trong khi đó, lãi suất ngân hàng tăng cao khiến nhiều người tìm đến sự an toàn và bớt hào hững với thị trường. Một lý do đáng kể nữa là rất nhiều nhà đầu tư đang kẹt hàng tại mức giá quá cao đề có thể chấp nhận cắt lỗ vào thời điểm hiện tại.
Đặc biệt nhóm sử dụng đòn bẩy sẽ chịu những rủi ro lớn điển hình, chưa tính tới việc phải chịu thuế phí khi cắt lỗ, việc công ty chứng khoán tăng lãi suất margin đã nhân đôi áp lực đối với các nhà đầu tư.
Đồng thời, VN-Index đã phá đáy 1.000 và liên tục đánh mất mốc hỗ trợ kỳ vọng, sắc ''đỏ", "xanh lơ" bao phủ thị trường khiến nhà đầu tư phải đối mặt với việc bị call margin tại bất kỳ thời điểm nào. Đáng chú ý, gần đây, loạt lãnh đạo của các công ty bất động sản, xây dựng : DIG, HDC, PDR, LDG, HBC,.. đã bị bán giải chấp cổ phiếu. Trong đó, lãnh đạo HDC bị call margin đến 3 lần trong 1 tháng, Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn của DIC Corp (DIG) bị bán hơn 3 triệu đơn vị hồi cuối tháng 10 và tiếp tục bị Mirae Asset cảnh báo bán tiếp 2,8 triệu cổ phiếu. Chi tiết
Khối ngoại âm thầm mua 9 phiên liên tiếp một cổ phiếu chứng khoán top đầu
Công ty liên quan phó tướng VNDirect muốn huy động 600 tỷ từ trái phiếu '4 không'