Tài chính Ngân hàng

Hé lộ nguyên nhân khiến nợ xấu ngân hàng tăng - chuyên gia lý giải "đương nhiên"

Thùy Linhh 14/09/2023 - 14:18

Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng mạnh ở hầu hết các ngân hàng tại thời điểm cuối quý 2/2023.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, hết quý 2/2023 tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt 12,5 triệu tỷ đồng, tức tăng 4,7% so với đầu năm, bằng một nửa tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước.

Nợ xấu tăng ở hầu hết ngân hàng

Tính đến ngày 30/6/2023, tổng nợ xấu của 29 ngân hàng là 219,747 tỷ đồng, tăng gần 34% so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) ở mức 64.906 tỷ đồng, tăng 79%, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng 41% lên 73.881 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) nhích tăng nhẹ 3,5% so với đầu năm lên 74.628 tỷ đồng.

Xét về tốc độ tăng trưởng nợ xấu, TPBank ( mã: TPB) là đơn vị ghi nhận mức tăng mạnh nhất lên tới 188% lên hơn 3.900 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 3 gấp 5,5 lên 2.146 tỷ đồng, nợ nghi ngờ gấp 2,5 lần lên 1.130 tỷ đồng, và nợ có khả năng mất vốn tăng 26% lên 635 tỷ đồng.

Sacombank (Mã: STB) cũng ghi nhận nợ xấu tăng 91% lên hơn 8.226 tỷ đồng, đồng thời cũng thuộc top 10 ngân hàng có nợ xấu lớn nhất hệ thống.

BIDV ghi nhận 25.970 tỷ đồng, tăng 47%, riêng nợ nghi ngờ nhân đôi lên gần 5.300 tỷ đồng. Agribank ở mức 25.945 tỷ đồng, tăng 9% và VietinBank là 17.308 tỷ đồng, tăng 10%.

Ngoài ra, trong nhóm nợ xấu tăng cao còn có MSB (tăng 70%, lên 3.496 tỷ đồng), LPBank (tăng 65%, lên 5.656 tỷ đồng)…

Đáng chú ý, riêng SHB và Kienlongbank ( Mã: KLB) ghi nhận nợ xấu giảm. Trong đó, Kienlongbank ghi nhận nợ xấu giảm 7%, xuống còn 789 tỷ đồng nhờ nợ có khả năng mất vốn giảm 20%, còn 517 tỷ đồng. Tại SHB, nợ xấu giảm 3% còn hơn 10.481 tỷ đồng, chủ yếu do nợ có khả năng mất vốn cải thiện giảm 22% còn 5.745 tỷ đồng.

Hé lộ nguyên nhân khiến nợ xấu ngân hàng tăng - chuyên gia lý giải
Cơ cấu nợ cấu của các ngân hàng tính đến thời điểm 30/6/2023

Tăng đệm dự phòng, lợi nhuận sụt giảm

Trong nửa đầu năm, tổng chi phí dự phòng của 29 ngân hàng lên đến 69,423 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Có đến 15/29 ngân hàng giảm trích lập dự phòng.

Tuy nhiên, với kết quả kinh doanh không quá khả quan khi có đến 14/29 ngân hàng giảm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, đã có 13 ngân hàng giảm lợi nhuận trước thuế trong nửa đầu năm.

Chuyên gia nói gì?

Trước tình hình hiện tại, PSG.TS. Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế cho biết, thực tế nợ xấu sẽ còn có xu hướng tiếp tục tăng. Ông Thịnh cho biết, vì NHNN cho phép các NHTM được phép giãn, hoãn nợ, không chuyển nhóm nợ xấu… Các NHTM có thể tự quyết định khi đáp ứng đủ điều kiện. Thế nhưng thực tế, các ngân hàng sau 2 năm giãn, hoãn nợ để giúp doanh nghiệp hồi phục sau đại dịch COVID-19, đến nay một số trường hợp không thể tiếp tục giãn, hoãn nợ, buộc phải chuyển sang nợ xấu để có hướng xử lý.

NHNN cũng cho phép NHHTM được trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu trong thời gian 2 năm và trước đây nhiều ngân hàng đã trích lập dự phòng nợ xấu, nên việc họ đưa các khoản nợ chuyển sang nợ xấu cũng là lẽ đương nhiên; từ đó có cơ sở để xử lý nợ xấu và vì vậy thời gian tới nợ xấu của ngân hàng chắc chắn sẽ tiếp tục tăng.

CTCK Yuanta Việt Nam cũng nhận định năm 2023, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành sẽ tăng nhẹ lên 1,65% một phần do Thông tư 14/2021/TT-NHNN hết hiệu lực. Ngoài ra, nợ xấu còn có thể tăng lên do các vấn đề liên quan đến việc thị trường bất động sản trầm lắng, các điều kiện thanh khoản bị thắt chặt; và thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị kiểm soát chặt chẽ.

TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV dự báo, nợ xấu của nền kinh tế năm 2023 sẽ gia tăng. Cụ thể, nợ xấu nội bảng có thể ở mức trên 2%, nợ xấu gộp khoảng 4%. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng, theo TS. Lực, là do kinh tế phục hồi chậm lại, tăng trưởng thấp hơn, doanh nghiệp trong một số lĩnh vực khó khăn hơn do đơn hàng giảm, thị trường xuất khẩu thu hẹp nhất là dệt may, da giày, điện tử, gỗ… dẫn đến nợ xấu tiềm ẩn gia tăng.

Báo động: Nợ xấu tăng nhanh ở một số nhóm ngân hàng

Nghi ngờ bị lấy cắp thông tin CCCD để vay tiền, người dân kiểm tra ngay bằng 2 cách đơn giản sau

Sacombank (STB) rao bán lô đất 1.800m2 tại quận 5, là nợ xấu dưới thời ông Trầm Bê

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/he-lo-nguyen-nhan-khien-no-xau-ngan-hang-tang-chuyen-gia-ly-giai-duong-nhien-200689.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hé lộ nguyên nhân khiến nợ xấu ngân hàng tăng - chuyên gia lý giải "đương nhiên"
    POWERED BY ONECMS & INTECH