Nhân dịp kỷ niệm 56 năm ngày chiến thắng Truông Bồn (31/10/1968-31/10/2024) hàng nghìn du khách từ khắp mọi miền Tổ quốc lại hành hương về Khu Di tích Truông Bồn dâng hương, dâng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.
Khu Di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn nằm trên quốc lộ 15A, thuộc xã Mỹ Sơn (huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An). Thời điểm đó, Truông Bồn được xem là tuyến đường độc đạo chiến lược, nối liền mạch máu giao thông để miền Bắc chi viện cho miền Nam ruột thịt. Từ năm 1964-1968, địch đã trút xuống mảnh đất này 18.936 quả bom các loại và hàng chục ngàn quả tên lửa, tàn phá 211 thôn, làng dọc tuyến đường. Trong cuộc chiến sinh tử này, 1.240 cán bộ, chiến sĩ đã kiên cường chiến đấu và anh dũng hy sinh để giữ vững huyết mạch giao thông.
6h10 rạng sáng 31/10/1968, 13 chiến sĩ TNXP (11 nữ, 2 nam) thuộc tiểu đội 2 của Đại đội 317, Đội 6, Tổng đội TNXP Nghệ An đã anh dũng hy sinh.
Ngày nay, Khu Di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn là một trong những địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Cứ mỗi dịp tháng 10 về, hàng nghìn người trên khắp cả nước đã hành hương về để dâng hương, dâng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.
Trên phần mộ chung của 13 chiến sĩ thanh niên xung phong tiểu đội 2 của Đại đội 317, Đội 6, Tổng đội TNXP Nghệ An hàng ngày tỏa ngát hoa thơm của những du khách về kính dâng.
Trong Bảo tàng Khu di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn hiện lưu giữ và trưng bày hàng trăm hiện vật gắn với cuộc sống, cuộc chiến đấu của nhân dân và các lực lượng làm nhiệm vụ tại Truông Bồn.
Những hiện vật vô giá lưu giữ trong bảo tàng đã tái hiện lại cuộc chiến ác liệt, tinh thần quả cảm của thế hệ thanh niên xung.
Trang phục đơn sơ, giản dị của các chiến sĩ.
Vật dụng, tư trang cá nhân của các thanh niên xung phong được lưu giữ tại bảo tàng.
Đôi dép, chiếc mũ, cặp lồng...
Những chiếc bi đông đựng nước gắn với cuộc sống của các chiến sĩ thanh niên xung phong.
Từ năm 1964-1968, địch đã trút xuống mảnh đất này 18.936 quả bom các loại và hàng chục ngàn quả tên lửa, tàn phá 211 thôn, làng dọc tuyến đường.
Bom, đạn của địch được các thanh niên xung phong chế tác thành đèn dầu để dẫn đường cho từng đoàn xe đi qua trong đêm tối.
Vật dụng thô sơ dùng để san lấp hố bom cho xe đi qua.
Mỗi hiện vật được lưu giữ tại Bảo tàng đều tái hiện lại cuộc chiến đấu ác liệt và một tinh thần chiến đấu quả cảm của các thế hệ thanh niên xung phong.
Sa bàn tái hiện lại thời khắc 6h10 rạng sáng 31/10/1968 ở Truông Bồn.
Ở Quảng trường Khu Di tích lịch sử Truông Bồn còn được trưng bày những chiếc xe, máy bay chiến đấu để du khách tham quan, chiêm ngưỡng.
Ông Phan Trọng Lộc - Giám đốc Khu Di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn - cho biết trong tháng 10, Khu Di tích đã đón hơn 20.000 du khách. Trong đó có các cựu chiến binh, các cơ quan đơn vị và những đoàn viên thanh niên về dâng hương, dâng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.
Ngày 23/9/2008, Chủ tịch nước có Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân cho tập thể chiến sĩ TNXP Truông Bồn. Ngày 31/10/1968 đã được chọn là ngày Chiến thắng Truông Bồn.
Tuyến đường (Nguyễn Gia Thiều, thành phố Vinh, Nghệ An) dài chỉ khoảng một km nhưng chi chít "ổ voi", "ổ gà" khiến người đi đường khiếp sợ mỗi khi lưu thông qua lại.
Kinhtedothi – Liên quan tới bảng kê chi phí di chuyển 23 bộ máy điều hòa hết hàng chục triệu đồng khiến nhiều phụ huynh tỏ ra không đồng tình, Hiệu trưởng trường tiểu học xã Nghi Đức (TP Vinh, Nghệ An) cho rằng dư luận đang hiểu sai, tuy nhiên cũng xin rút kinh nghiệm do thiếu sót.
Đây là khu kinh tế đa chức năng, kỳ vọng trở thành trung tâm giao thương quốc tế, công nghiệp, du lịch và thương mại hàng đầu của khu vực Bắc Trung Bộ...
Các hộ dân trên địa bàn huyện Đăk Hà, Kon Tum đang dần chuyển đổi sang mô hình trồng dâu nuôi tằm, thay thế cây trồng dài ngày. Mặc dù mới triển khai nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân.