Bất động sản

Hôm nay, Việt Nam chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất

Hải Đăng 01/04/2025 10:30

Đây được đánh giá là bước đi quan trọng nhằm tháo gỡ các rào cản về pháp lý trong phát triển quỹ đất cho nhà ở, đặc biệt tại các khu vực đô thị đang có nhu cầu cao về nhà ở nhưng gặp vướng mắc về giải phóng mặt bằng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Nghị quyết số 171/2024/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2024 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025 cho phép thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất.

Cụ thể, Nghị quyết 171/2024/QH15 cho phép thí điểm trong thời hạn 5 năm, trên phạm vi toàn quốc, đối với việc triển khai các dự án nhà ở thương mại sử dụng quyền sử dụng đất thông qua thỏa thuận, mà không cần thông qua hình thức đấu giá hay đấu thầu như trước đây.

Cụ thể, cơ chế mới cho phép nhà đầu tư thực hiện dự án trong các trường hợp sau:

(1) Có quyền sử dụng đất hợp pháp;

>> CEO Mai Việt Land vạch mặt 'vùng trũng' đầu tư dễ sa lầy giữa cơn 'sốt đất' sáp nhập

Hôm nay, Việt Nam chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất- Ảnh 1.
Chính thức từ hôm nay, Việt Nam sẽ áp dụng thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất thông qua thỏa thuận, mà không cần thông qua hình thức đấu giá hay đấu thầu như trước đây. Ảnh: Internet

(2) Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua thỏa thuận với người sử dụng đất;

(3) Kết hợp cả hai hình thức trên.

Đặc biệt, Nghị quyết cũng áp dụng đối với doanh nghiệp được tổ chức đang sử dụng đất (như nhà máy, xí nghiệp) thành lập để thực hiện dự án trên chính phần đất đó – nhất là trong trường hợp phải di dời do ô nhiễm môi trường hoặc quy hoạch đô thị mới.

Điều kiện thực hiện dự án thí điểm

Chính sách không áp dụng đại trà, mà yêu cầu ràng buộc điều kiện rõ ràng nhằm đảm bảo hiệu quả và tránh lợi dụng chính sách:

Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được phê duyệt;

Phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương;

Nằm trong danh mục các khu đất dự kiến thực hiện thí điểm, do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua;

Có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc cho phép thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.

Đặc biệt, không áp dụng đối với đất có nguồn gốc do Nhà nước quản lý mà chưa giao hoặc cho thuê cho tổ chức, cá nhân.

Trong nhiều năm gần đây, việc thiếu nguồn cung đất sạch là nguyên nhân khiến hàng trăm dự án nhà ở trên cả nước bị chậm tiến độ hoặc "nằm chờ pháp lý".

Trước đây, hình thức thỏa thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp giữa doanh nghiệp và người dân thường bị xem là không đủ điều kiện pháp lý, dẫn đến không được chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc không thể triển khai dự án.

Nghị quyết này ra đời đã giúp hợp thức hóa hình thức này, tạo cơ sở pháp lý minh bạch, giúp doanh nghiệp tiếp cận quỹ đất một cách chủ động, giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước trong việc giải phóng mặt bằng, đồng thời tạo ra sự linh hoạt trong huy động nguồn lực xã hội hóa.

>> Tỉnh thuộc vùng Tây Bắc không trong diện sáp nhập: Rộng gấp 20 lần Singapore, dành 1/3 ngân sách cho điều này

Kể từ nay, nhiều giao dịch nhà ở được phép không cần sổ đỏ

Hỏa hoạn trong đêm tại khu chung cư đông nhất Hà Nội, hàng trăm cư dân hoảng loạn tháo chạy

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/hom-nay-viet-nam-chinh-thuc-thi-diem-thuc-hien-du-an-nha-o-thuong-mai-thong-qua-thoa-thuan-nhan-quyen-su-dung-dat-202250401000228943.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hôm nay, Việt Nam chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất
    POWERED BY ONECMS & INTECH