Bất động sản

Huyện 'chiêm khê, mùa thối' của tỉnh Hà Nam sắp đón tuyến đường liên kết vùng trọng điểm

An Nhiên 27/07/2024 09:30

Đoạn tuyến đi qua huyện này của tỉnh Hà Nam có chiều dài 13,4km, hiện đã tạm bàn giao mặt bằng được 12km, sau khi hoàn thiện sẽ mở ra cửa ngõ giao thương, phát triển kinh tế - xã hội.

Mới đây, Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Hà Nam đã công bố Báo cáo tác động môi trường tuyến đường kết nối từ Quốc lộ 1A, qua cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (nút giao Liêm Sơn), giao với Quốc lộ 21A, Quốc lộ 21B, điểm cuối tại đường nối hai cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Hà Nội - Ninh Bình.

Trục đường này chạy dọc theo phía Nam và phía Đông của tỉnh Hà Nam, kết nối hai di tích quốc gia đặc biệt là đền Trần Thương (Hà Nam) và khu di tích lịch sử - văn hoá đền Trần Hưng Đạo (Nam Định).

Đoạn cảnh đoạn tuyến đi qua huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ảnh: Internet

Đoạn cảnh đoạn tuyến đi qua huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ảnh: Internet

Tuyến đường có điểm đầu giao với Quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; điểm cuối giao với đường nối hai cao tốc tại nút giao giao thông Thái Hà - Hưng Hà thuộc địa phận Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

>>Địa phương có diện tích lớn nhất tỉnh Hải Dương chuyển 27ha đất trồng lúa để xây dựng KĐT nghìn tỷ

Đoạn tuyến qua huyện Bình Lục dài 13,4km. Thời điểm hiện tại, trên địa bàn đã tạm bàn giao mặt bằng được 12,3km/13,4km; còn lại đất ở, đất UB và công trình công cộng.

Tuyến đường qua huyện Bình Lục có chiều dài 13,4km. Ảnh: Internet

Tuyến đường qua huyện Bình Lục có chiều dài 13,4km. Ảnh: Internet

Theo như báo cáo đánh giá tác động môi trường, đoạn từ nút giao Liêm Sơn (Km7+850) đến Quốc lộ 21 sẽ tận dụng nền đường thi công dở dang, chuyển dải phân cách giữa từ 5m thành dải phân cách giữa kết hợp với dải đất dự trữ rộng 16m, tăng bề rộng lề đường 0,5m thành 2m.

Tổng bề rộng mặt đường 41m bao gồm 2m lề đất; 10,5m mặt đường; 16m giải phân cách giữa kết hợp dải đất dự trữ; 10,5m mặt đường; 10,5m đường gom; 2m lề đất.

Sau khi hoàn thành, tuyến đường đi qua huyện Bình Lục sẽ rộng 41m, dài 13,4km; tuyến sẽ có nút giao quan trọng với Quốc lộ 21A, 21B và đường sắt Bắc - Nam.

Công tác thi công đang được triển khai. Ảnh: Internet

Công tác thi công đang được triển khai. Ảnh: Internet

Dự án được khởi công xây dựng vào cuối quý I/2023 và dự kiến sẽ hoàn thành vào quý IV/2024, thời gian thi công dự kiến được triển khai trong vòng 3 năm với các gói thầu khác nhau.

Tuyến đường kết nối từ Quốc lộ 1A, qua cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (nút giao Liêm Sơn), giao với Quốc lộ 21A, Quốc lộ 21B, điểm cuối tại đường nối hai cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Hà Nội - Ninh Bình được xem là dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của Hà Nam trong thời gian gần đây, nhằm mục tiêu kết nối các huyện phía Đông Nam của tỉnh gồm các huyện Thanh Liêm, huyện Bình Lục, huyện Lý Nhân.

Theo BQLDA Đầu tư xây dựng tỉnh Hà Nam (chủ dự án), dự án này bao gồm 2 tuyến với tổng chiều dài hơn 46km.

Một góc tỉnh Hà Nam. Ảnh: Truyền hình Hà Nam

Một góc tỉnh Hà Nam. Ảnh: Truyền hình Hà Nam

Tuyến 1 là tuyến kết nối Quốc lộ 1 với đường cao tốc Hà Nội - Ninh Bình, Quốc lộ 21A, Quốc lộ 21B, đường nối 2 cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Tuyến có điểm đầu giao với Quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; điểm cuối giao với đường nối hai cao tốc tại nút giao thông Thái Hà - Hưng Hà thuộc địa phận xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Chiều dài tuyến 1 khoảng 32km, trong đó tận dụng hoàn toàn đoạn tuyến từ đường tỉnh (ĐT) 491 (Km29+226) đến đường nối hai đường cao tốc dài 2,7km do UBND huyện Lý Nhân đã đầu tư.

Do đó, chiều dài tuyến 1 thực tế khoảng 29 km từ Quốc lộ 1 đến giao ĐT 491.

Tuyến 2 là đoạn tuyến kết nối hai di tích Quốc gia đặc biệt là đền Trần Thương (tỉnh Hà Nam) và khu di tích lịch sử - văn hóa đền Trần (tỉnh Nam Định); Điểm đầu tuyến giao với đường ĐT 499, thuộc địa phận xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam; điểm cuối giao với Quốc lộ 38B thuộc địa phận xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Huyện Bình Lục (tỉnh Hà Nam) được xem là vùng đất cổ, là "rốn nước" của vùng Châu thổ Bắc Bộ xưa.

Từ xa xưa khi nhắc đến Bình Lục, người ta vẫn luôn nhớ đến vùng chiêm trũng, đóng đinh với hình ảnh "chiêm khê, mùa thối", với cảnh "Bình Lục đồng trắng nước trong. Thóc gạo thì ít, rong rêu thì nhiều".

Dự án đầu tư xây dựng trục đường liên vùng giúp tạo thêm một cửa ngõ mới kết nối tỉnh Nam Định với Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình và các tỉnh phía Bắc; thêm vào đó là tuyến du lịch tâm linh Đền Trần Thương Hà Nam và khu văn hoá thời Trần tỉnh Nam Định, mở ra "cánh cửa" mới về giao thương phát triển kinh tế xã hội cho thành phố Nam Định nói chung và các huyện nằm trên trục đường nói riêng.

>> 'Siêu' cầu vượt sông 137 triệu USD dài nhất Việt Nam: Chịu được động đất cấp 8, sẽ là ‘sợi dây kết nối’ 2 trung tâm công nghiệp miền Bắc

6 tuyến metro hơn 800.000 tỷ đồng sẽ được TP. HCM khởi công vào năm 2028

Huyện sắp lên thị xã của Thanh Hoá lập quy hoạch khu đô thị công nghệ hàng không quy mô 2.300ha

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/huyen-chiem-khe-mua-thoi-cua-tinh-ha-nam-sap-don-tuyen-duong-lien-ket-vung-trong-diem-d128751.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Huyện 'chiêm khê, mùa thối' của tỉnh Hà Nam sắp đón tuyến đường liên kết vùng trọng điểm
    POWERED BY ONECMS & INTECH