Kênh dài nhất TP. HCM đối diện với hiện trạng tái lấn chiếm mặt bằng

30-05-2024 15:30|An Nhiên

Dù đang được "tăng tốc" thi công trên 10 gói thầu ở toàn tuyến nhưng dự án kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên vẫn đang phải đối diện với thực trạng lấn chiếm mặt bằng.

Mới đây, đại diện Ban QLDA Đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (Ban Hạ tầng đô thị) TP. HCM cho biết đã có báo cáo gửi Ủy ban Nhân dân (UBND) TP. HCM kiến nghị các địa phương phối hợp xử lý tình trạng người dân tái lấn chiếm mặt bằng thi công dự án kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, theo báo Giao Thông.

Cụ thể, theo như báo cáo của Ban Hạ tầng đô thị TP. HCM, dự án hiện đang gặp nhiều khó khăn do người dân tái lấn chiếm mặt bằng sau giải tỏa.

Dự án kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên là tuyến kênh dài nhất TP. HCM. Ảnh: Internet

Dự án kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên là tuyến kênh dài nhất TP. HCM. Ảnh: Internet

Tình trạng lấn chiếm tập trung chủ yếu tại các quận, huyện gồm: Bình Tân, Bình Chánh, quận 12 và Tân Bình, trong đó nổi bật là quận Bình Tân với 224 trường hợp.

Ngay khi nhận được phản ánh của chủ đầu tư, UBND quận Bình Tân đã khẩn trương yêu cầu Ban bồi thường GPMB cùng các cơ quan liên quan vào cuộc xử lý. Tính đến thời điểm hiện tại, quận Bình Tân đã làm việc với 167 trường hợp lấn chiếm.

>> Chính phủ chấp thuận đề nghị xây dựng Nghị quyết về thí điểm dự án nhà ở thương mại

Trong quá trình kiểm đếm thực tế, phát hiện thêm 10 trường hợp, nâng tổng số trường hợp tái lấn chiếm lên 234 trường hợp.

Người dân dựng nhà tôn tạm bợ, tái lấn chiếm mặt bằng đã giải tỏa. Ảnh: Internet

Người dân dựng nhà tôn tạm bợ, tái lấn chiếm mặt bằng đã giải tỏa. Ảnh: Internet

Theo đó, nhóm phát sinh nhiều nhất là các trường hợp người dân xây dựng hàng rào, nhà kiên cố lấn vào ranh của dự án, số còn lại là những trường hợp xây dựng tạm. Quận Bình Tân đã xử lý xong và giao 38 vị trí cho chủ đầu tư.

UBND quận Bình Tân xác định một số trường hợp chưa chịu bàn giao mặt bằng do chưa đồng ý với diện tích đất đã nhận tiền đền bù vì vị trí ranh mốc thực địa sai lệch với hồ sơ bồi thường và ranh quy hoạch.

Những hạng mục công trình vẫn đang còn dang dở. Ảnh: Internet

Những hạng mục công trình vẫn đang còn dang dở. Ảnh: Internet

UBND quận Bình Tân đã kiến nghị đến UBND TP. HCM về việc có ý kiến chỉ đạo Ban Hạ tầng đô thị phối hợp với các phường liên quan tiến hành kiểm tra, xác định và cung cấp ranh giải tỏa và ranh dự án để UBND các phường có cơ sở làm vận động và xử lý dứt điểm.

Theo báo Vnexpress, dự án kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên được biết đến là tuyến kênh dài nhất của TP. HCM với chiều dài gần 32km.

Kênh này đi qua 7 quận huyện gồm: Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, quận 12 và huyện Bình Chánh.

Dự án kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên được kỳ vọng sẽ khơi thông tuyến đường thủy nối TP. HCM, Long An, sông Chợ Đêm, Đồng Nai, Bình Dương. Ảnh: Internet

Dự án kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên được kỳ vọng sẽ khơi thông tuyến đường thủy nối TP. HCM, Long An, sông Chợ Đêm, Đồng Nai, Bình Dương. Ảnh: Internet

Cách đây 20 năm, TP. HCM tiến hành cải tạo dòng kênh này cùng với việc giải phóng mặt bằng, thi công nạo vét, đắp bờ, đất hai bên cùng xây dựng cửa xả thoát nước tại một số nhanh xung quanh.

Tuy nhiên, do thiếu nguồn vốn nên giai đoạn 2 của dự án này đến năm 2023 mới thực hiện với tổng mức đầu tư 8.200 tỷ đồng từ ngân sách.

Bình Tân là địa bàn có số hộ dân bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dự án cải tạo với khoảng 2.267 trường hợp. Sau khi tiến hành thu hồi đất từ giai đoạn 1 đến nay địa bàn quận đã phát sinh hơn 200 hộ có dấu hiệu tái lấn chiếm.

Công trình cải tạo và xây dựng hạ tầng kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên gồm hạng mục chính là xây kè bê tông hai bờ, nạo vét lòng kênh và làm đường rộng 7-12m mỗi bên. Dọc tuyến của kênh sẽ xây 3 cây cầu, 19 cống thoát nước, 12 bến thuyền cùng hệ thống chiếu sáng, cây xanh.

Phía chủ đầu tư cho biết toàn bộ dự án hiện đạt hơn 50% khối lượng và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 4/2025. Dự án được kỳ vọng sẽ giúp thoát nước và "cứu nguy" tình trạng ngập cho 14.900ha khu vực xung quanh, giảm tải cho quốc lộ 1 nhờ hai tuyến đường dọc kênh, mở ra kết nối giao thông đường thủy từ TP. HCM tới Long An, sông Chợ Đêm, Đồng Nai, Bình Dương qua sông Sài Gòn.

>> Đồng Nai chi hơn 6.000 tỷ đồng nâng cấp đường tỉnh lộ ‘sát sườn’ sân bay lớn nhất Việt Nam

Ấn định khởi công cao tốc 19.500 tỷ kết nối Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bộ vào tháng 12 năm nay

Thanh tra dự án nhà ở xã hội đầu tiên của Đắk Nông: 4 lần hứa hẹn vẫn chưa ‘về đích’

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/kenh-dai-nhat-tp-hcm-doi-dien-voi-hien-trang-tai-lan-chiem-mat-bang-d123965.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Kênh dài nhất TP. HCM đối diện với hiện trạng tái lấn chiếm mặt bằng
POWERED BY ONECMS & INTECH