Khó khăn và thuận lợi đan xen, doanh nghiệp cao su đặt mục tiêu kinh doanh đối lập trong năm 2022

28-04-2022 14:04|Quốc Huy

Theo dự báo của Hiệp hội Cao su Việt Nam, xu hướng giá cao su có thể sẽ tăng trong vài tháng tới do nguồn cung thiếu hụt theo mùa.

Thuận lợi

Quý I/2022, các doanh nghiệp cao su ghi nhận kết quả kinh doanh tích cự nhờ được hưởng lợi về giá. Cho đến thời điểm hiện tại, giá cao su trên thị trường thế giới vẫn trong xu hướng tăng và đang neo ở mức cao.

Bên cạnh đó, giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng cao trong thời gian qua kéo giá cao su tổng hợp – một chế phẩm từ dầu mỏ, cũng như giá cao su tự nhiên tăng theo. Ngày 18/4/2022, giá dầu giao kỳ hạn tháng 6 là 113,2 USD/thùng và giá dầu ngọt nhẹ New York giao kỳ hạn tháng 5 đạt 107,93 USD/thùng.

Ngoài ra, giá cao su thiên nhiên còn được hỗ trợ bởi nhu cầu tiêu thụ trên thế giới trong năm 2022 dự báo sẽ tăng 1,2% so với năm 2021, lên mức 14,2 triệu tấn. Hiệp hội Cao su Việt Nam dự đoán giá mủ cao su nguyên liệu có thể sẽ tăng trong vài tháng tới do nguồn cung thiếu hụt theo mùa.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt 406.800 tấn, trị giá 715,39 triệu USD, tăng 0,3% về lượng và tăng 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Khó khăn

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi từ thị trường, ngành cao su thiên nhiên cũng chịu những áp lực lớn về chi phí vận tải hay tình hình không mấy tích cực của các ngành liên quan

Cụ thể, việc thiếu hụt chip bán dẫn có thể ảnh hưởng đến ngành sản xuất ô tô toàn cầu, từ đây ảnh hưởng dây chuyền tới nhu cầu tiêu thụ cao su.

Đồng thời, tình trạng thiếu hụt container cùng chi phí vận tải cao và thông quan chậm sẽ khiến nhu cầu cao su bị tác động, từ đó gây nên bất lợi cho các doanh nghiệp trong nhóm cao su

Kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp ngành cao su

Lạc quan phấn đấu

CTCP nghiệp Cao su Miền Nam (CSM) đã đặt kế hoạch kinh doanh năm 2022 tăng trưởng mạnh với chỉ tiêu doanh thu đạt 4.954,1 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với thực hiện năm 2021, song lợi nhuận trước thuế kỳ vọng tăng 83% đạt 101 tỷ đồng.

CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) đề ra các chỉ tiêu kinh doanh tăng tích cực cho năm nay. Cụ thể, doanh nghiệp này kỳ vọng doanh thu sẽ đạt hơn 2.252 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 744 tỷ đồng, lần lượt tăng 16% và 56% so với thực hiện năm 2021.

Chỉ tiêu "giật lùi"

Trái với các doanh nghiệp cùng ngành CTCP Đầu tư Cao su Đắk Lắk  (DRI) nhận định chi phí logistics lớn do giá nguyên, vật liệu tăng mạnh là yếu tốt bất lợi với DRI

Đồng thời, DRI hiện đang bị thiếu hụt nguồn nhân lực quản lý và lao động trực tiếp do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid.

Do đó, HĐQT DRI đã lên kế hoạch kinh doanh năm 2022 với tổng doanh thu đạt 599,6 tỷ đồng, tăng nhẹ so với thực hiện năm 2021, song lợi nhuận sau thuế dự kiến giảm 5,7% về mức 79,2 tỷ đồng.

Xuất khẩu cao su Việt Nam đứng top 3 thế giới

Bài thuộc chủ đề Sản xuất, Công nghiệp
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/kho-khan-va-thuan-loi-dan-xen-doanh-nghiep-cao-su-dat-muc-tieu-kinh-doanh-doi-lap-trong-nam-2022-125411.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Khó khăn và thuận lợi đan xen, doanh nghiệp cao su đặt mục tiêu kinh doanh đối lập trong năm 2022
POWERED BY ONECMS & INTECH