Chuyển động thị trường

Khối ngoại chốt lời 14% vốn Hoa Sen (HSG), lãi từ 35-70% sau một năm

Quốc Trung 27/09/2024 18:59

Số cổ phiếu Hoa Sen (HSG) được khối ngoại bán ra trong ba tháng gần nhất thực tế là số cổ phiếu giá rẻ mua vào cách đây một năm.

Từ góc nhìn đầu tư

Kết phiên 27/9, cổ phiếu HSG của "vua tôn" Hoa Sen tăng nhẹ, chạm mốc 21.000 đồng/cp với khối lượng khớp lệnh 16,8 triệu đơn vị. Đây là phiên tăng thứ 8 trong 9 phiên gần nhất kể từ ngày 16/9.

Khối ngoại chốt lời 14% vốn Hoa Sen (HSG), lãi từ 35-70% sau một năm
Diễn biến cổ phiếu HSG

Khối ngoại đã quay lại bán ròng vài chục nghìn đơn vị sau 2 phiên mua ròng trước đó. Từ giữa tháng 6 đến nay, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Hoa Sen giảm liên tục từ 21,65% xuống còn 11,12% - mức thấp nhất kể từ tháng 3/2023. Điều này đồng nghĩa, 10,5% vốn HSG (tương đương 64,7 triệu cổ phiếu) đã bị khối ngoại bán ra chỉ trong 3 tháng.

Thời điểm tháng 3 năm ngoái, cổ phiếu HSG có giá khoảng 15.000 đồng/cp và xuất hiện động thái mua ròng. Đến tháng 2/2024, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vượt 24%, tương ứng với việc họ mua thêm gần 14% vốn. Tuy nhiên, khi giá cổ phiếu HSG đạt đỉnh 25.000 đồng vào giữa tháng 6, khối ngoại đã chốt lời, dẫn đến tỷ lệ sở hữu giảm xuống hơn 21%.

Như vậy, việc bán ra trong ba tháng qua của khối ngoại chủ yếu là hoạt động chốt lời với biên lợi nhuận ước đạt 35-70%.

Từ góc nhìn triển vọng kinh doanh

Từ đầu quý III/2024, gần 1.330 tỷ đồng đã được khối ngoại rút khỏi cổ phiếu HSG, trong đó Dragon Capital là nhóm quỹ bán mạnh nhất. Từ ngày 19/6 đến 28/8, Dragon Capital đã bán ròng gần 10 triệu cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu từ 10,14% xuống 4,86%, không còn là cổ đông lớn của Hoa Sen.

Áp lực từ thép giá rẻ Trung Quốc đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng khó khăn của ngành thép. Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng cổ phiếu HSG và các cổ phiếu thép khác, một phần do động thái tái cơ cấu danh mục đầu tư và sức tiêu thụ nội địa suy yếu do lĩnh vực bất động sản hồi phục chậm.

Về triển vọng nửa cuối năm, Vietcombank Securities (VCBS) dự báo giá thép có thể tiếp tục điều chỉnh, khiến biên lợi nhuận của ngành tôn mạ bị thu hẹp. Rủi ro lớn với Hoa Sen là việc tăng trích lập dự phòng do công ty đã tăng 33,2% hàng tồn kho lên mức 10.158 tỷ đồng; nợ vay tăng 102,4%, lên 5.944 tỷ đồng.

Việc tích trữ tồn kho khiến dòng tiền kinh doanh thâm hụt 2.746 tỷ đồng trong 9 tháng đầu niên độ tài chính, trong khi trước đó công ty luôn duy trì dòng tiền dương từ 2018 - 2023.

>> 40 triệu cổ phiếu 'vua tôn' Hoa Sen (HSG) rời tay khối ngoại trong thời gian ngắn

Giá thép phục hồi nhờ bất động sản ấm lên, Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim hưởng lợi lớn

Hòa Phát - Hoa Sen - Nam Kim: Doanh nghiệp thép nào được cho là sẽ bứt phá cuối năm 2024?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/khoi-ngoai-chot-loi-14-von-hoa-sen-hsg-lai-tu-35-70-sau-mot-nam-250674.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Khối ngoại chốt lời 14% vốn Hoa Sen (HSG), lãi từ 35-70% sau một năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH