Khối tài sản sau ly hôn của 'vua cà phê' Đặng Lê Nguyên Vũ giờ ra sao?
Thời điểm ly hôn, 'vua cà phê' Đặng Lê Nguyên Vũ được giao quản lý toàn bộ số cổ phần của cả bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông tại hệ thống Trung Nguyên.
Vụ ly hôn nghìn tỷ giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên, và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã khép lại từ năm 2021, tuy nhiên, câu chuyện về hai người vẫn luôn được quan tâm.
Sau ly hôn, bà Lê Hoàng Diệp Thảo chọn lối đi khác biệt, xây dựng thương hiệu King Coffee ở nước ngoài trước khi trở về chinh phục thị trường trong nước. Bà Thảo vẫn thường xuyên xuất hiện trên truyền thông với hình ảnh một doanh nhân thành đạt, phong thái sang trọng, trẻ trung. King Coffee của bà Thảo cũng đã và đang tạo dấu ấn trên thị trường quốc tế, với chiến lược kinh doanh riêng.
Ảnh bà Lê Hoàng Diệp Thảo |
>> Chân dung hai người con trai của 'nữ hoàng cà phê' Lê Hoàng Diệp Thảo
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn được nhắc tới với lối sống tu hành ‘không giống ai’: Không phải cuộc đời ở ẩn như những tu sĩ trong túp lều tranh thường thấy, ‘hang tu' của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đầy đủ tiện nghi, sang trọng, hiện đại.
Đi tu, nhưng ông Vũ vẫn thường xuất hiện với dàn siêu xe đình đám. Với tham vọng lớn, đã đưa Trung Nguyên phát triển mạnh mẽ.
Ảnh ông Đặng Lê Nguyên Vũ |
>>Trung Nguyên Legend của ông Đặng Lê Nguyên Vũ tung chương trình tri ân đặc biệt
Theo phán quyết lúc ly hôn, ông Vũ tiếp nhận toàn bộ cổ phần tại hệ thống Trung Nguyên từ bà Thảo. Thay vào đó, giá trị cổ phần tương ứng bằng tiền tương ứng ông Vũ ‘bù’ lại cho bà Thảo. Số cổ phần tại hệ thống Trung Nguyên mà ông Vũ tiếp nhận sau vụ ly hôn gồm:
- Tại CTCP Cà phê Trung Nguyên: Giao 15% cổ phần chung của cả hai vợ chồng cho ông Vũ.
- Tại CTCP Trung Nguyên Franchising: Giao 15% cổ phần chung cả 2 vợ chồng cho ông Vũ.
- Tại CTCP Đầu tư Trung Nguyên (TNI): Công ty có vốn điều lệ 3.160 tỷ đồng, được định giá 4.270 tỷ đồng. Toà giao ông Vũ nắm giữ 90% cổ phần chung của cả 2 vợ chồng.
- CTCP Hòa tan Trung Nguyên: Công ty có vốn điều lệ 200 tỷ đồng và chi nhánh BG có vốn điều lệ hơn 172. tỷ đồng, định giá tổng cộng hơn 579 tỷ đồng. Toà giao ông Vũ 15% cổ phần chung cả 2 vợ chồng.
- CTCP Tập đoàn Trung Nguyên: Công ty có vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng, được định giá hơn 5.520 tỷ đồng. Toà giao 30% cổ phần chung cho ông Vũ quản lý.
- Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch ĐL: Công ty có vốn điều lệ 98 tỷ đồng, được thẩm định giá 56 tỷ đồng. Toà giao 30% cổ phần cho ông Vũ quản lý.
- Công ty TNHH VTĐN: Có giá trị thẩm định gần 6.808 tỷ đồng. Toà giao 30% cổ phần chung cả 2 người cho ông Vũ quản lý.
Tổng giá trị khối tài sản mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ tiếp quản được ước tính hơn 5.700 tỷ đồng.
Ảnh ông Đặng Lê Nguyên Vũ |
Dưới sự quản lý của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, tập đoàn Trung Nguyên vẫn phát triển mạnh mẽ, đặc biệt với dòng sản phẩm G7 nổi tiếng tại thị trường trong và ngoài nước. Trung Nguyên Legend mở rộng quy mô với mô hình nhượng quyền, tham vọng đạt 1.000 cửa hàng tại đất nước tỷ dân Trung Quốc.
Tuy nhiên, các công ty trong hệ sinh thái Trung Nguyên có những thay đổi đáng kể về vốn và cơ cấu sau
1. CTCP Tập đoàn Trung Nguyên (TNG): Trung Nguyên thành lập tháng 4/2006, vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Công ty có 4 cổ đông sáng lập, gồm: Ông Đặng Lê Nguyên Vũ (17%); ông Đặng Mơ (3,33%); bà Lê Hoàng Diệp Thảo (9,33%); ông Đặng Vũ Nhật Quang (0,67%) và CTCP Cà Phê Trung Nguyên (9,33%).
Năm 2013, Tập đoàn Trung Nguyên thay đổi cơ cấu sở hữu, ông Vũ nắm 51%; bà Thảo 28%; ông Đặng Mơ nắm 10%; ông Đặng Vũ Nhật Quang nắm 2%, còn lại 9% thuộc CTCP Cà phê Trung Nguyên.
- Thời điểm ly hôn: Công ty có vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng.
- Hiện tại: Đã tăng lên 3.000 tỷ đồng (tháng 8/2022).
2. CTCP Cà phê Trung Nguyên: Công ty thành lập thành lập tháng 4/2007, do ông Đặng Lê Nguyên Vũ làm Chủ tịch HĐQT và là người đại diện theo pháp luật.
Thời điểm ly hôn, theo phán quyết Giám đốc thẩm, Công ty có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, do ông Vũ nắm giữ 10%, bà Thảo nắm giữ 5%, tổng cộng hai vợ chồng nắm giữ 15% cổ phần. Giao ông Đặng Lê Nguyên Vũ sở hữu toàn bộ 15% cổ phần của cả 2 người.
- Thời điểm ly hôn: Vốn điều lệ 500 tỷ đồng, ông Vũ sở hữu 10% vốn còn bà Thảo nắm giữ 5% vốn.
- Hiện tại: Chưa có thông tin tăng vốn mới.
3. CTCP Trung Nguyên Franchising: Công tythành lập tháng 6/2011, có vốn điều lệ ban đầu 50 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập gồm CTCP Tập đoàn Trung Nguyên nắm 85% vốn; còn lại ông Đặng Lê Nguyên Vũ giữ 10% và bà Lê Hoàng Diệp Thảo nắm 5%.
Theo phán quyết thời điểm ly hôn, Công ty có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, và được thẩm định giá hơn 16,3 tỷ đồng. Giao ông Đặng Lê Nguyên Vũ sở hữu số cổ phần tương đương với 15% vốn điều lệ.
Ngay sau phán quyết ly hôn không lâu, cuối năm 2021, Trung Nguyên Franchising tăng vốn lên thành 350 tỷ đồng. Đến cuối năm 2023 tiếp tục tăng vốn lên thành 600 tỷ đồng.
- Thời điểm ly hôn: Vốn điều lệ 100 tỷ đồng, được thẩm định giá 16,3 tỷ đồng. Toà giao ông Vũ quản lý 15% vốn của cả 2.
- Hiện tại: Sau ly hôn, công ty 2 lần tăng vốn, lần đầu lên 350 tỷ đồng (năm 2021) và lần 2 lên 600 tỷ đồng (năm 2023).
4. CTCP Đầu tư Trung Nguyên (TNI): Công ty thành lập tháng 12/2009 với vốn điều lệ ban đầu 3.160 tỷ đồng. Công ty có 4 cổ đông sáng lập, trong đó ông Vũ góp 60%; bà thảo góp 30%; còn lại 10% thuộc sở hữu của ông Đặng Mơ và bà Lê Thị Ước.
Theo phán quyết, tại thời điểm ly hôn, TNI có vốn điều lệ 3.160 tỷ đồng, vốn định giá hơn 4.270 tỷ đồng. Giao ông Đặng Lê Nguyên Vũ sở hữu 90% vốn cổ phần.
- Thời điểm ly hôn: Vốn điều lệ 3.160 tỷ đồng, được định giá 4.270 tỷ đồng. Toà giao ông Vũ quản lý 90% vốn cổ phần cả 2.
- Hiện tại: Chưa có thông tin về thay đổi vốn.
5. CTCP Hòa tan Trung Nguyên
- Thời điểm ly hôn: Vốn điều lệ 200 tỷ đồng chưa kể chi nhánh BG.
- Hiện tại: Vẫn duy trì giá trị vốn này.
6. Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch ĐL: Công ty có vốn điều lệ 98 tỷ đồng, được thẩm định giá 56 tỷ đồng. Toà giao 30% cổ phần cho ông Vũ quản lý. Đến nay công ty chưa có cập nhật thông tin mới về vốn.
7. Công ty TNHH VTĐN: Có giá trị thẩm định gần 6.808 tỷ đồng. Toà giao 30% cổ phần chung cả 2 người cho ông Vũ quản lý. Đến nay công ty chưa có cập nhật thông tin mới về vốn.