Điểm đến

Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam rộng hơn 26.000ha, phân bố chủ yếu trên đảo đá vôi

Nhật Linh 03/01/2024 07:00

Nơi đây có giá trị nổi bật về sinh thái và sinh học đã được UNESCO chính thức công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Khu Bảo tồn sinh quyển thế giới Cát Bà nằm trên đảo Cát Bà, thuộc thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Ngày 2/12/2004, khu dự trữ sinh quyển Cát Bà vinh dự được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cát Bà là nơi duy nhất ở Việt Nam hội tụ ba danh hiệu quốc gia và quốc tế gồm Vườn quốc gia Cát Bà, khu bảo tồn biển và khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Quần đảo Cát Bà

Quần đảo Cát Bà

Với tổng diện tích hơn 26.000ha, khu dự trữ sinh quyển Cát Bà bao gồm 2 vùng lõi được bảo tồn nghiêm ngặt và không có tác động của con người, 2 vùng đệm cho phép phát triển kinh tế hạn chế, song kết hợp với bảo tồn và 2 vùng chuyển tiếp để phát triển kinh tế.

Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà được phân bố chủ yếu trên đảo đá vôi Cát Bà và khoảng 400 hòn đảo nhỏ xung quanh, nơi còn lưu giữ hơn 70 di chỉ khảo cổ học thuộc các nền văn hóa Sơn Vi, Soi Nhụn cách đây từ 4.000-25.000 năm. Tiêu biểu trong số này là khu di chỉ Cái Bèo, nơi cư ngụ của người nguyên thủy cách đây 4.000-7.000 năm.

Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà được phân bố chủ yếu trên đảo đá vôi Cát Bà và khoảng 400 hòn đảo nhỏ xung quanh

Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà được phân bố chủ yếu trên đảo đá vôi Cát Bà và khoảng 400 hòn đảo nhỏ xung quanh

Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà là trung tâm đa dạng sinh học lớn của Việt Nam. Theo điều tra bước đầu, nơi đây có 620 loài thực vật bậc cao phân bố thuộc 438 chi và 123 họ, trong đó có những loài mà hiện nay chỉ tìm thấy ở Cát Bà như kim giao, lát khối, sến mật, lát hoa, re hương, thổ phục linh…

Trên đảo Cát Bà có 32 loài thú, 69 loài chim và 20 loài bò sát, lưỡng cư. Nhiều loài được xác định đặc biệt quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới như Voọc đầu trắng, sơn dương, rái cá, báo, mèo rừng, cầy hương, sóc đen. Biển Cát Bà có 300 loài cá, 500 loài thân mềm và giáp xác, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học cao.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà được thiên nhiên ưu đãi với không khí trong lành

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà được thiên nhiên ưu đãi với không khí trong lành

Đặc biệt, trong số động thực vật, có khoảng 83 loài đặc hữu, 114 loài quý hiếm trong danh lục đỏ IUCN và 14 loài trong Sách đỏ Việt Nam. Đây là nơi cư trú duy nhất trên thế giới của loài Voọc đầu trắng (Trachypithecus poliocephalus) – một trong 5 loài linh trưởng của Việt Nam có tên trong 25 loài trên thế giới đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Voọc đầu trắng Cát Bà

Voọc đầu trắng Cát Bà

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà được thiên nhiên ưu đãi với không khí trong lành, hệ sinh thái đa dạng, phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp, sơn thủy hữu tình. Vì vậy, công tác duy trì, bảo tồn những giá trị thiên nhiên vô giá được đặc biệt chú trọng. Trong những năm gần đây, việc phát triển du lịch sinh thái rừng, biển với các dịch vụ đi kèm là bước đi vững chắc và không thể thiếu trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, du khách đến tham quan, du lịch có nhiều hình thức lựa chọn nơi ở

Hiện nay, du khách đến tham quan, du lịch có nhiều hình thức lựa chọn nơi ở

Sau gần 20 năm được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, các hoạt động du lịch ở quần đảo Cát Bà đã phát triển nhanh, trong đó có loại hình du lịch sinh thái. Hiện nay, du khách đến tham quan, du lịch có nhiều hình thức lựa chọn nơi ở, chủ yếu gồm những hình thức nghỉ tại trung tâm vườn, các khu nghỉ dưỡng, resort ở phân khu phục hồi sinh thái, các nhà nghỉ khách sạn ở trung tâm thị trấn Cát Bà, ở các tàu trên vịnh. Đặc biệt, hình thức nghỉ dưỡng homestay và resort trên đảo đã được đưa vào khai thác.

>> Tỉnh lớn nhất Tây Nam Bộ là nơi duy nhất Việt Nam có 2 sân bay và thành phố đảo, sở hữu khu dự trữ sinh quyển lớn thứ 2 cả nước

Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở cực Nam Việt Nam nằm trên địa bàn 6 huyện, là nơi nuôi dưỡng thuỷ, hải sản cho vịnh Thái Lan

Khu dự trữ thiên nhiên của miền Trung Việt Nam nằm ở độ cao gần 700m, rộng hơn 22.000ha, được xem là ‘viên ngọc’ vô giá về tài nguyên rừng

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/khu-du-tru-sinh-quyen-the-gioi-tai-thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong-cua-viet-nam-rong-hon-26000ha-phan-bo-chu-yeu-tren-dao-da-voi-d114005.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam rộng hơn 26.000ha, phân bố chủ yếu trên đảo đá vôi
    POWERED BY ONECMS & INTECH