Các công ty chứng khoán vừa đưa ra khuyến nghị đầu tư đối với một số mã cổ phiếu cho phiên giao dịch ngày 16/11/2021 như PLC, DGW, BMC, POW, MWG, NLG, DXP, NKG để nhà đầu tư tham khảo.
CTCK Kiến Thiết Việt Nam (CSI): Quan sát PLC, DGW, BMC, POW
Xác suất vẫn còn cao cho trường hợp VN-Index tiếp tục tăng điểm tiến tới ngưỡng 1.500 điểm, hoặc có thể mạnh lên mốc 1.510 điểm, vì xu hướng tăng điểm chưa bị bẻ gãy.
Tuy nhiên, tại những mốc này, chúng tôi cho rằng, áp lực bán sẽ rất lớn và khuyến nghị quý nhà đầu tư thực hiện chốt lời, ưu tiên giữ tỷ trọng tiền mặt lớn. Một vài cổ phiếu điểm mua thăm dò đáng chú ý như: PLC, DGW, BMC, POW
CTCK BIDV (BSC): Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu NLG
Tổng giá trị mở bán giai đoạn 2021 - 2022 của CTCP Đầu tư Nam Long dự kiến ghi nhận mức kỷ lục 26.155 tỷ đồng với 6.050 sản phẩm, sẽ là đòn bẩy cho NLG đột phá trong tương lai.
Bên cạnh đó, NLG sở hữu quỹ đất sạch có quy mô lớn 681 ha, đảm bảo nguồn tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn 2021-2025.
BSC dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 2021 của NLG lần lượt ước đạt 2.675 tỷ đồng (tăng 18% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 1.027 tỷ đồng (tăng 23%). EPS FW 2021 = 2.975 đồng. PE FW 2021 = 21,7 lần.
BSC dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 2022 của NLG lần lượt ước đạt 4.422 tỷ đồng (tăng 68,5% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 1.227 tỷ đồng (tăng trưởng 20%). EPS FW 2021 = 3.553 đồng. PE FW 2021 = 17,2 lần.
Chúng tôi duy trì khuyến nghị khả quan cổ phiếu NLG và cho rằng việc mặt bằng giá bán của các dự án tương lại tăng mạnh đã phản ánh phần nào vào giá cổ phiếu. Do đó, chúng tôi đưa ra giá mục tiêu 66.500 đồng/cp (tăng 8,8% so với mức giá đóng cửa ngày 10/11/2021).
Rủi ro là kế hoạch mở bán các dự án bị chậm lại do vấn đề pháp lý và dịch COVID-19. Bên cạnh đó là rủi ro chung ngành bất động sản (lãi suất cho vay, tính chu kỳ ngành).
CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC): NKG - Hồi phục tại hỗ trợ
Stock Rating của NKG ở mức 95 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của NKG đóng cửa tăng 5,3% với khối lượng giao dịch vẫn thấp hơn mức trung bình 20 phiên đồng thời đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tiêu cực và xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì ở mức giảm cho nên đây chỉ là nhịp hồi phục ngắn hạn khi đồ thị giá chạm ngưỡng hỗ trợ 48. Theo đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể quan sát cổ phiếu NKG.
CTCK BIDV (BSC): Khuyến nghị chốt lãi cổ phiếu MWG tại ngưỡng 154.500 đồng
Cổ phiếu MWG của Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động đang hình thành xu hướng tăng giá khá tích cực sau khi tích lũy ngắn hạn quanh ngưỡng đáy 130.000 đồng. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo RSI cho thấy tín hiệu điều chỉnh nhẹ khi ở vùng quá mua trong khi chỉ báo MACD đang ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên đường MA20 và MA50, ủng hộ xu hướng tăng giá.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 139.000 đồng, chốt lãi tại ngưỡng 154.500 đồng và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 132.000 đồng.
CTCK Phú Hưng (PHS): Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VNM cho mục tiêu dài hạn
Chúng tôi dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế trong năm 2021 của CTCP Sữa Việt Nam - Vinamilk (VNM) đạt 61.656 tỷ đồng (tăng 3,4% so với năm trước) và 11.295 tỷ đồng (tăng trưởng 1%).
Giá nguyên vật liệu tiếp tục bật tăng trong nửa cuối năm 2021 do gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Vì vậy, chúng tôi thận trọng điều chỉnh giảm biên lãi gộp từ 44% trong trong báo cáo trước xuống còn 43,3%.
Bước sang năm 2022, chúng tôi kỳ vọng kết quả kinh doanh của VNM sẽ khả quan hơn 2021 nhờ (1) Nhu cầu sản phẩm dinh dưỡng tăng và (2) Đóng góp từ sản phẩm mới và mảng kinh doanh mới. Ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của VNM trong 2022 lần lượt 65.355 tỷ đồng (tăng 6% so với năm trước) và 11.426 tỷ đồng (tăng trưởng 1%) với biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức 43%.
Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, chúng tôi điều chỉnh mức giá hợp lý của VNM từ 118.000 đồng/cổ phiếu xuống còn 111,000 đồng/ cổ phiếu trong 12 tháng tiếp theo.
Dù VNM gặp những khó khăn trong việc duy trì tăng trưởng, tuy nhiên, chúng tôi đánh giá triển vọng tích cực đối với VNM trong dài hạn khi Công ty đang có những chiến lược đúng đắn trong việc duy trì vị thế đầu ngành thị trường nội địa, gia tăng xuất khẩu và mở rộng vùng nguyên liệu đầu vào. Do đó, khuyến nghị mua cổ phiếu này cho mục tiêu dài hạn.
CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC): DXP - Hoàn tất nhịp tạo đà trên EOD
Xu hướng chủ đạo của DXP kể từ tháng 8/2020 vẫn là xu hướng tăng. Điểm đáng chú ý là trong giai đoạn đầu tháng 7/2021 đến nay, cổ phiếu đã nhận được sự chú ý của dòng tiền thị trường và thiết lập quy luật biến động theo kênh giá gia tốc mới.
Hiện tại, với việc ghi nhận tín hiệu hoàn thiện mẫu hình trong phiên 9/11, DXP được kỳ vọng sẽ sớm mở rộng và duy trì trạng thái tích cực trong thời gian tới. Qua đó, các nhà đầu tư được khuyến nghị mua đối với mã cố phiếu DXP với kỳ vọng ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán ngày 16/11: Áp lực chốt lời hiện hữu
Phân tích kỹ thuật ngày 16/11: Áp lực bán, giải chấp vẫn còn hiện hữu