CTCK Vietcombank (VCBS) cho rằng, thị trường vẫn đang diễn biến khá tích cực và nhà đầu tư vẫn có thể nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục song nên thiên về chiến lược "lướt sóng" ngắn hạn theo dòng tiền trong bối cảnh thị trường hiện tại. Nhà đầu tư cũng cần chú ý cả đến khía cạnh quản trị rủi ro chứ không nên chỉ "mua đuổi" theo giá cổ phiếu.
Nhận định phiên 8/11:
CTCK SHS: Dư địa tăng vẫn còn
Thị trường tăng điểm trong tuần thứ 2 liên tiếp qua đó giúp VN-Index đóng cửa tuần trên ngưỡng tâm lý 1.450 điểm. Thanh khoản trong tuần qua lập kỷ lục mới cho thấy lực cầu mua lên là thực sự mạnh và dòng tiền vẫn đang tiếp tục đổ vào thị trường.
Khối ngoại quay trở lại bán ròng hơn 2.000 tỷ đồng trên hai sàn cũng phần nào đó thu hẹp mức tăng của thị trường.
Tuy nhiên, trên góc nhìn kỹ thuật, thị trường tiếp tục nằm trong sóng tăng 5 với mục tiêu theo lý thuyết là quanh ngưỡng 1.550 điểm. Do đó, dư địa tăng là vẫn còn và VN-Index có thể tiếp tục tăng điểm để hướng đến những mức điểm cao mới. Tuy nhiên những phiên rung lắc có thể xảy ra trong quá trình này.
Trong kịch bản tiêu cực, nếu áp lực bán gia tăng thì VN-Index có thể sẽ cần test lại lực cầu quanh ngưỡng tâm lý 1.450 điểm.
CTCK Kiến Thiết Việt Nam - CSI: Bảo lưu kỳ vọng tăng
Theo quan điểm của chúng tôi, phiên bùng nổ thanh khoản lịch sử trong tuần qua chủ yếu đến từ việc chốt lời ở nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng khi nhóm này vốn đã tăng khá nóng trong thời gian trước đó mà không lan rộng ra toàn bộ thị trường. Ngay sau đó, lực cầu bắt đáy vẫn liên tục nhập cuộc cho thấy tâm lý của giới đầu tư vẫn rất lạc quan về viễn cảnh thị trường trong ngắn hạn.
Còn trên biểu đồ tuần, xu hướng tích cực vẫn thể hiện khá rõ khi VN-Index đóng tuần giữ được sắc xanh với thanh khoản tăng mạnh.
Chúng tôi vẫn giữ nguyên kỳ vọng VN-Index sẽ tiếp tục vận động tích cực để hướng tới ngưỡng kháng cự 1.480 - 1.500 điểm với động lực chính là nhóm bất động sản và chứng khoán.
CTCK Rồng Việt - VDSC: Dòng tiền vẫn tích cực
Trong phiên cuối tuần trước, VN-Index tăng 8,17 điểm (+0,56%), đóng cửa tại 1.456,51 điểm. Thanh khoản tăng giảm với 844,5 triệu cổ phiếu khớp lệnh. Chỉ báo kỹ thuật MACD và RSI cùng tăng.
VN-Index trở lại thăm dò vùng 1.450 - 1.460 điểm. Thanh khoản giảm so với các phiên trước nhưng vẫn trên mức trung bình 50 phiên cho thấy dòng tiền vẫn còn thận trọng nhưng áp lực bán cũng đã hạ nhiệt.
Mặc dù chưa thoát được vùng thăm dò nhưng VN-Index vẫn ghi nhận được tín hiệu tăng cho thấy xu thế chung của chỉ số vẫn chưa có tín hiệu thay đổi. Chúng ta có thể kỳ vọng VN-Index sẽ thoát vùng thăm dò và tiếp tục đi lên.
Hành động cho nhà đầu tư:
CTCK Vietcombank (VCBS) cho rằng, thị trường vẫn đang diễn biến khá tích cực và nhà đầu tư vẫn có thể nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục song nên thiên về chiến lược "lướt sóng" ngắn hạn theo dòng tiền trong bối cảnh thị trường hiện tại. Nhà đầu tư cũng cần chú ý cả đến khía cạnh quản trị rủi ro chứ không nên chỉ "mua đuổi" theo giá cổ phiếu.
CTCK KB Việt Nam (KBSV) nêu quan điểm, với việc lấy lại xung lực tăng điểm, chỉ số VN-Index đang có cơ hội thử thách lại vùng đỉnh lịch sử quanh 1.464 điểm.
Nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ một phần vị thế bám theo xu hướng chính ở mức cân bằng và linh hoạt trading quay vòng phần còn lại, mua tại hỗ trợ - bán tại kháng cự để tăng hiệu quả cho danh mục tổng.
CTCK Rồng Việt (VDSC) khuyến nghị các nhà đầu tư vẫn tiếp tục duy trì cổ phiếu tốt trong danh mục, cũng như tìm kiếm thêm cơ hội đầu tư cho mình.
VN-Index giảm 4 phiên liên tục, về lại 1.262 điểm
Nhận định chứng khoán 13/12: Cơ hội xuất hiện khi VN-Index về 1.260 điểm