Kinh doanh dưới giá vốn, ông lớn ngành thép lỗ kỷ lục

26-10-2022 10:33|Thanh Long

Đáng nói, đây cũng là quý lỗ đầu tiên của doanh nghiệp thép này kể từ quý 4/2019.

CTCP Đầu tư Thương mại SMC (Mã SMC - HOSE) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022 với ghi nhận doanh thu đạt 5.672 tỷ đồng - tăng 37% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do kinh doanh dưới giá vốn nên SMC lỗ gộp 67 tỷ đồng trong khi năm ngoái lãi gộp 234 tỷ đồng. Kỳ này, giá vốn bán hàng của SMC ở mức 5.738 tỷ đồng.

Vũ Hạo tổng hợp

Quý 3, công ty ghi nhận doanh thu tài chính tăng 15% YoY lên mức 36 tỷ đồng. Đồng pha, các khoản chi phí đều tăng cao trong đó chi phí tài chính tăng gấp đôi lên 86 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng gấp đôi lên 68 tỷ và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 57% YoY khiến cho SMC lỗ trước và sau thuế lần lượt 217 tỷ và 219 tỷ đồng (cùng kỳ lãi sau thuế 129 tỷ). 

Đáng nói, đây cũng là quý lỗ đầu tiên của SMC kể từ mức lỗ gần 5,8 tỷ đồng hồi quý 4/2019.

Luỹ kế 9 tháng, SMC đạt doanh thu thuần 18.949 tỷ đồng - tăng 25% so với cùng kỳ. Ngược lại, khoản lỗ lớn trong quý 3 đã khiến lợi nhuận sau thuế 9 tháng của SMC chuyển âm 94 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 869 tỷ đồng.

lnst-cua-thuong-mai-smc-dvt_-ty-dong-.png

Sau đỉnh lãi 532 tỷ đồng hồi quý 2/2021, lợi nhuận sau thuế của thép SMC lao dốc mạnh trong các quý trở lại đây

Phía công ty cho biết, do sản lượng thép bán ra trong 9 tháng năm 2022 tăng 20% so với cùng kỳ nên doanh thu công ty ghi nhận tăng 25%. Tuy nhiên do giá cả thị trường sụt giảm nhanh và liên tục so với giá hàng hoá công ty nhập khẩu từ quý 4/2021 và đầu năm 2022 nên giá bán một số mặt hàng thép thấp hơn giá vốn; điều này đã khiến lợi nhuận gộp 9 tháng đầu năm 2022 giảm 75% so với cùng kỳ.

Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản của SMC tăng lên mức hơn 9.500 tỷ đồng trong đó lượng tiền mặt và tương đương tăng lên mức 774 tỷ đồng. Công ty cũng có khoản đầu tư tài chính nắm giữ đến ngày đáo hạn 780 tỷ.

Thương mại SMC đang ghi nhận giá trị hàng tồn kho ở mức 2.282 tỷ đồng - giảm khoảng 380 tỷ so với đầu năm đồng thời công ty không ghi nhận khoản trích lập dự phòng giảm giá.

Ngoài ra, khoản phải thu của công ty cũng tăng mạnh so với đầu năm lên mức 3.300 tỷ đồng.

Tính đến 30/9/2022, vốn chủ sở hữu của SMC giảm về còn 2.294 tỷ đồng trong đó phần lợi nhuận sau thuế cưa phân phối còn 871 tỷ; nợ phải trả ghi nhận mức 7.220 tỷ đồng - gấp hơn 3,1 lần vốn chủ sở hữu trong đó 3.868 tỷ đồng là vay nợ tài chính.

Theo đó, khoản nợ này khiến chi phí lãi vay của công ty tăng mạnh trong sau 9 tháng năm 2022 với mức chi phí hơn 163 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SMC đã giảm liên tiếp 7 phiên gần nhất kể từ mức 14.700 đồng ngày 14/10. Kết phiên 25/10, mã giảm sàn về 11.350 đồng và tiếp tục đáp sàn trong nửa đầu phiên sáng 26/10 về mức 10.600 đồng. Tạm tính trong chuỗi 8 phiên lao dốc này, cổ phiếu SMC đã mất tới 4.100 đồng thị giá - tương đương giảm 28% sau 8 phiên.

Nếu tính từ mức đỉnh 45.000 đồng phiên 15/10/2021, đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu này đã giảm 76,5%.

Xem thêm các bài viết liên quan đến chủ đề Thép #giá thép #cổ phiếu thép #báo cáo tài chính #kết quả kinh doanh #tồn kho ngành thép #triển vọng doanh nghiệp thép #đầu tư cổ phiếu thép







Thế giới Di động làm gì khi gần 60.000 nhân viên nghỉ việc?

Một doanh nghiệp tại Thanh Hóa có gần 12.000 tỷ đồng lãi vay quá hạn thanh toán

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/kinh-doanh-duoi-gia-von-ong-lon-nganh-thep-lo-ky-luc-155240.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Kinh doanh dưới giá vốn, ông lớn ngành thép lỗ kỷ lục
    POWERED BY ONECMS & INTECH