Quốc tế

Kinh tế ảm đạm, nhập khẩu vàng của Trung Quốc lập đỉnh mới chưa từng có trong lịch sử

Phương Nhi 27/01/2024 - 17:10

Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, lượng vàng được nhập khẩu để sử dụng cho các mục đích phi tiền tệ đã tăng lên 1.447 tấn vào năm ngoái.

Theo SCMP, nhu cầu vàng của Trung Quốc đã tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2023, khi các nhà đầu tư tìm cách bảo vệ tài sản của họ và hạn chế những bất ổn trong bối cảnh đồng nhân dân tệ suy yếu, lĩnh vực bất động sản lao dốc và lo ngại về tình trạng suy thoái của thị trường chứng khoán.

Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu vàng để sử dụng cho mục đích phi tiền tệ - các sản phẩm bao gồm vàng trang sức - đã tăng lên 1.447 tấn vào năm ngoái, phá vỡ kỷ lục trước đó là 1.427 tấn vào năm 2018.

Trọng lượng này đánh dấu mức tăng gấp 7 lần so với năm 2020, trong khi giá trị tương đương 90 tỷ USD thể hiện mức tăng gần 9 lần so với ba năm trước.

Kinh tế ảm đạm, nhập khẩu vàng của Trung Quốc lập đỉnh mới chưa từng có trong lịch sử
Cơn sốt vàng đã đẩy giá vàng ở Trung Quốc lên mức cao nhất trong 13 năm vào năm ngoái. Ảnh: Bloomberg

Theo Hiệp hội Vàng Trung Quốc (CGA), doanh số bán hàng nội địa ở Trung Quốc đạt 1.090 tấn vàng vào năm 2023, với mức tiêu thụ trang sức vàng tăng 7,97% so với cùng kỳ năm ngoái và lượng mua vàng miếng và tiền xu tăng 15,7%.

Với khả năng tiếp cận tài sản ở nước ngoài bị hạn chế, tầng lớp trung lưu Trung Quốc được cho là đang cố gắng bảo toàn tài sản của mình, vốn đã suy giảm trong bối cảnh thị trường bất động sản sụt giảm nặng nề.

Peng Peng, Chủ tịch Hiệp hội Cải cách Quảng Đông cho biết: “Đối mặt với sự sụt giảm của thị trường bất động sản và chứng khoán, bất ổn địa chính trị toàn cầu và tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ Trung Quốc giảm, mua vàng hiện là cách tốt nhất để người dân Trung Quốc bảo toàn tài sản của mình”.

Ông Peng dự đoán cơn sốt vàng có thể sẽ hạ nhiệt trong năm nay khi chính quyền địa phương đang đưa ra các chính sách thân thiện với thị trường. Song song với đó, tỷ giá đồng nhân dân tệ cũng đang có dấu hiệu ổn định.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã phải đối mặt với đợt bán tháo kéo dài, rủi ro giảm phát và khủng hoảng bất động sản kéo dài, cũng như sự sụt giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó, chỉ số CSI 300 chuẩn chính thức chạm mức thấp nhất 5 năm trong tuần này.

Thị trường chứng khoán ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, sau khi đạt đỉnh vào năm 2021, đã chứng kiến ​​khoản lỗ tổng cộng hơn 6,3 nghìn tỷ USD vốn hóa thị trường.

Theo Bloomberg, đồng nhân dân tệ ở nước ngoài của Trung Quốc cũng đã mất giá hơn 1% trong năm nay, sau khi giảm gần 3% vào năm 2023.

Hầu hết các cá nhân Trung Quốc không thể mua USD hoặc các sản phẩm bằng USD để phòng ngừa sự mất giá của đồng nhân dân tệ. Đồng nghĩa với việc mua vàng – bao gồm cả vàng miếng và đồ trang sức – là phương tiện dễ tiếp cận nhất để bảo vệ giá trị tài sản của họ.

Gary Ng, nhà kinh tế cấp cao phụ trách nghiên cứu chuyên đề châu Á-Thái Bình Dương tại Natixis, cho biết: “Ngoài nhu cầu bị dồn nén từ việc mở cửa trở lại sau đại dịch, đồng nhân dân tệ yếu và thiếu tài sản đầu tư đã thúc đẩy nhu cầu vàng của người tiêu dùng Trung Quốc trong những năm gần đây”.

Khi các hộ gia đình thận trọng về triển vọng thu nhập và đồng USD Mỹ suy yếu, mức tiêu thụ vàng của Trung Quốc sẽ giảm tốc và tăng trưởng với tốc độ nhẹ hơn vào năm 2024.

Cơn sốt vàng đã đẩy giá vàng tại Trung Quốc lên mức cao nhất trong 13 năm vào năm ngoái và mở rộng mức chênh lệch với thị trường nước ngoài lên mức lớn nhất trong một thập kỷ.

Giá vàng giao ngay ở Trung Quốc đứng ở mức khoảng 477 nhân dân tệ (67 USD) mỗi gram vào ngày 25/1, dẫn đến khoảng cách 3,71% giữa giá vàng trong nước và quốc tế.

>> Cơn sốt chưa từng có: Giới trẻ Trung Quốc nhịn trà sữa để mua vàng bé bằng hạt đậu

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,2% nhờ Chính phủ nỗ lực bơm tiền

Kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng mạnh từ việc ông lớn Zhongzhi phá sản

Các nhà máy châu Á chao đảo vì kinh tế Trung Quốc phục hồi yếu ớt

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/kinh-te-am-dam-nhap-khau-vang-cua-trung-quoc-lap-dinh-moi-chua-tung-co-trong-lich-su-221404.html
Bài liên quan
  • Những thách thức của nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2024
    Sự phục hồi không như mong muốn sau đại dịch của Trung Quốc đã làm dấy lên những nghi ngại về nền tảng của sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong nhiều thập kỷ của nước này và đặt ra cho các nhà lãnh đạo tại Bắc Kinh một lựa chọn khó khăn cho năm 2024 và hơn thế nữa: gánh thêm nợ hoặc tăng trưởng ít hơn.
  • Nền kinh tế Trung Quốc đón nhận tín hiệu tích cực
    Báo cáo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC) công bố ngày 7/12 ghi nhận xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lần đầu tiên tăng sau 7 tháng, trong bối cảnh nước này vẫn đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Kinh tế ảm đạm, nhập khẩu vàng của Trung Quốc lập đỉnh mới chưa từng có trong lịch sử
POWERED BY ONECMS & INTECH