Bloomberg cho rằng hoạt động sản xuất của châu Á có dấu hiệu phục hồi khi việc mở cửa trở lại của Trung Quốc đã tạo động lực cho nền kinh tế đang trì trệ.
Dù vậy, những cơn gió ngược không đủ để kéo các nhà xuất khẩu lớn như Đài Loan và Nhật Bản thoát khỏi tình trạng suy thoái.
Cơ sở dữ liệu mới nhất từ các doanh nghiệp cho thấy sự tăng thêm không chắc chắn khi nền kinh tế toàn cầu chuẩn bị cho một cuộc suy thoái, trong bối cảnh lạm phát dai dẳng và chi phí đi vay cao - làm giảm nhu cầu vốn đã mong manh.
Sự khác biệt tiếp tục nới rộng
Sự khác biệt tiếp tục nới rộng tại các nhà máy của khu vực vào tháng 2, với các nền kinh tế định hướng nội địa hơn của Đông Nam Á đang tiến lên phía trước với sự tăng trưởng của họ. Trong khi đó, các trung tâm theo định hướng xuất khẩu của Bắc Á thì bị tụt lại phía sau. Bloomberg dẫn nguồn dữ liệu từ Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) sản xuất toàn cầu của S&P cho thấy.
Thông cáo về Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index (PMI™) của S&P Global nêu ASEAN của giữ nhịp tăng tháng thứ 17 liên tiếp trong tháng 2. Hơn nữa, tốc độ tăng trong khu vực đã tiếp tục cải thiện so với mức thấp được ghi nhận mới đây trong tháng 12, với chỉ số tăng từ 51 điểm của tháng 1 lên 51,5 điểm.
Theo đó, Thái Lan công bố chỉ số PMI tốt nhất trong khu vực là 54,8 vào tháng trước khi nước này đẩy mạnh sản xuất và sản lượng sản xuất. Chỉ số thước đo của Việt Nam cũng tăng mạnh lên 51,2 từ 47,4 hồi tháng 1. Như vậy, Việt Nam đã vượt qua mốc 50 và gia tăng khoảng cách số liệu được ghi nhận trước đó.
Ngành sản xuất của Phillipines có mức cải thiện về các điều kiện hoạt động. Tốc độ tăng (52,7) đã chậm lại một chút so với mức cao của bảy tháng trong tháng 1 nhưng vẫn là mạnh so với dữ liệu lịch sử. Ngành sản xuất của Indonesia có tốc độ tăng trưởng vừa phải, với kết quả chỉ số PMI là 51,2 trong tháng 2.
Trong khi đó, Myanmar đã tăng trưởng trở lại vào tháng 2 (51,1), sau chín tháng liên tục có các điều kiện kinh doanh suy giảm. Singapore ghi nhận suy giảm lần thứ hai trong ba kỳ khảo sát gần đây. Trong khi tốc độ suy giảm các điều kiện hoạt động chỉ là nhẹ (49,7) và mức giảm này là bước ngoặt đáng chú ý khi các tỷ lệ tăng trưởng mạnh mẽ từng được ghi nhận trong phần lớn thời gian của một năm rưỡi qua.
Malaysia là quốc gia có kết quả kém nhất tháng thứ hai liên tiếp. Sức khỏe ngành sản xuất đã suy giảm trong suốt các tháng kể từ tháng 9 năm ngoái. Tuy nhiên, kết quả chỉ số PMI toàn phần mới nhất 48,4 cho thấy mức suy giảm nhẹ nhất trong bốn tháng.
Sau khi chỉ số PMI toàn phần giảm về mức thấp của 15 tháng trong tháng 12, ngành sản xuất ASEAN tiếp tục cải thiện vào thời điểm giữa quý 1 năm 2023. Tăng trưởng chủ yếu có được là nhờ sản lượng tăng mạnh mẽ. Sản lượng ngành sản xuất đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong bốn tháng, và mức tăng lần này đã kéo dài thời kỳ tăng kéo dài 17 tháng gần đây. Hơn nữa, số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng tháng thứ hai liên tiếp và tốc độ tăng là nhanh hơn.
Cũng giống như sản lượng, việc làm trong khu vực đã tăng lần đầu tiên kể từ tháng 10 năm ngoái, mặc dù mức tăng chỉ là nhẹ. Trong khi đó, lượng công việc đang có (nhưng chưa thực hiện) đã giảm tháng thứ năm liên tiếp.
Luồng sinh khí mới của lĩnh vực sản xuất Việt Nam
Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết: "Việc cải thiện các điều kiện về nhu cầu cả trong nước và quốc tế đã thổi luồng sinh khí mới vào lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong tháng Hai, phá vỡ khoảng thời gian ba tháng yếu ớt vào đầu năm".
Trong khi đó, sự sụt giảm tại các nhà máy ở Bắc Á vẫn tiếp diễn trong tháng Hai. Suy thoái trầm trọng hơn ở Nhật Bản, nơi PMI giảm xuống 47,7 vào tháng Hai, mức thấp nhất trong hơn hai năm.
Hàn Quốc sẽ sớm báo cáo dữ liệu của mình, nhưng dữ liệu xuất khẩu sơ bộ là yếu, cho thấy quốc gia này vẫn tiếp tục gặp khó khăn. Đài Loan cho thấy sự cải thiện rõ nét nhất trong khu vực, với chỉ số PMI tăng từ 44,3 lên 49, mặc dù vẫn ở mức đỏ.
Đài Loan, đầu tàu cho thương mại toàn cầu, đã báo cáo sản lượng và đơn đặt hàng mới giảm nhẹ hơn, cũng như áp lực chuỗi cung ứng được cải thiện.
Annabel Fiddes - Phó Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence - cho biết: "Sự chuyển động đi lên của các chỉ số phản ánh sự cải thiện tương đối về nhu cầu tại một số công ty, một phần do việc nới lỏng các hạn chế do Covid-19 ở Trung Quốc đại lục, và làm tăng thêm hy vọng rằng điều tồi tệ nhất của cuộc suy thoái hiện nay đã qua rồi".
Bà nói thêm: "Điều đó nói rằng, sẽ cần phải có một sự phục hồi có ý nghĩa trong điều kiện nhu cầu toàn cầu để hỗ trợ sự phục hồi.
Khảo sát Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Purchasing Managers' Index™ (PMI™) đã được thực hiện cho 40 quốc gia và cả cho các khu vực chủ chốt, kể cả khu vực đồng Euro. Đây là những cuộc khảo sát kinh doanh được theo dõi nhiều nhất trên thế giới, được sự ủng hộ của các ngân hàng trung ương, thị trường tài chính và các nhà hoạch định chính sách kinh doanh vì khả năng cung cấp những chỉ báo cập nhật, chính xác và độc đáo về các xu hướng kinh tế.