Kỳ lạ đường cao tốc nguy hiểm nhất Trung Quốc: Chuyên 'nuốt' ô tô, hàng trăm ngời ngậm ngùi bỏ cả xe sang, 'biếu tiền' cũng không ai dám lấy

15-01-2024 12:17|Phương Nhi

Có những tuyến đường không dễ dàng chinh phục, những chiếc xe bị bỏ rơi ở tuyến Tứ Xuyên - Tây Tạng chính là một minh chứng cho điều đó.

Tuyến đường Tứ Xuyên - Tây Tạng nổi tiếng là một trong những con đường cao tốc nguy hiểm nhất Trung Quốc. Đặc biệt, tuyến đường này còn nằm ở độ cao hàng nghìn mét so với mực nước biển. Do đó, nơi đây đã trở thành địa điểm thu hút nhiều du khách ưa thích sự kích thích, nguy hiểm và thú vị.

Kỳ lạ đường cao tốc nguy hiểm nhất Trung Quốc: Chuyên 'nuốt' ô tô, hàng trăm ngời ngậm ngùi bỏ cả xe sang, 'biếu tiền' cũng không ai dám lấy
Cung đường Tứ Xuyên - Tây Tạng. Ảnh: Sohu

Không chỉ sở hữu nhiều cảnh đẹp, cung đường này còn gắn với một hiện tượng kỳ lạ. Đó là có thể dễ dàng bắt gặp nhiều chiếc xe bị bỏ rơi ven đường.

Theo trang Sohu, có ít nhất 300 phương tiện bị bỏ hoang trên tuyến Tứ Xuyên -Tây Tạng, bao gồm ô tô con, SUV, xe địa hình, thậm chí cả xe sang.

Được biết, những chiếc xe bị bỏ lại tại đây hầu hết đều đã có chủ nhưng trong quá trình di chuyển gặp phải rủi ro như sạt lở đất hoặc thời tiết khắc nghiệt gây hỏng hóc.

Nếu như trên các cung đường khác, khi xe gặp sự cố, chủ xe có thể liên lạc với đội cứu hộ khẩn cấp hoặc nhờ cậy người dân trong vùng thì với tuyến Tứ Xuyên - Tây Tạng, hỏng xe là một rắc rối lớn.

Bởi lẽ, cửa hàng sửa xe tại đây hầu như không có hoặc khoảng cách rất xa. Trong lúc chủ xe đang đi tìm người đến giúp, xe có thể đã bị mất một số bộ phận từ những kẻ trộm cắp hoặc bị động vật phá hoại.

Kỳ lạ đường cao tốc nguy hiểm nhất Trung Quốc: Chuyên 'nuốt' ô tô, hàng trăm ngời ngậm ngùi bỏ cả xe sang, 'biếu tiền' cũng không ai dám lấy
Với tuyến Tứ Xuyên - Tây Tạng, hỏng xe là một rắc rối lớn. Ảnh: Sohu

Hơn nữa ở đây gọi đội cứu hộ chưa chắc đã có, ngay cả gọi được cũng chưa chắc đã “cứu” được xe vì đường có thể rất xấu, xe có thể nằm ở vị trí khá hiểm hóc. Thời gian chờ xe cứu hộ tới sẽ rất lâu và sống ngoài trời ở khu vực đồi núi cũng là một thử thách không nhỏ, ngay cả khi ở trong xe.

Đống tài sản nằm một chỗ nhưng không ai dám đụng vào

Tuy nhiên, nhiều người đặt ra câu hỏi rằng tại sao người dân trong không mang những chiếc xe hư hỏng này về nhà sửa lại để sử dụng hay bán đi?

Thực tế, chi phí để kéo một chiếc xe hỏng ở đây rất đắt đỏ. Do sở hữu địa hình đặc biệt, xung quanh phạm vi hàng chục km có thể không có người sinh sống. Hơn nữa, nếu phương tiện hỏng hóc, khả năng cao là do thời tiết khắc nghiệt hoặc thiên tai địa chất tác động - điều khiến xe cứu hộ khó có thể tiến vào. Dù xe có vào cũng chỉ có thể đưa người đến khu vực an toàn, việc sửa chữa xe hay ký gửi tại chỗ cũng vô cùng khó khăn.

Thậm chí, nếu đội cứu hộ có thể đến thì chiếc xe khi kéo được về nhà còn “tàn tạ” hơn cả lúc được phát hiện. Một số người cho rằng những chiếc xe sau khi mang về chỉ đáng giá như sắt vụn, bán vậy thì không đủ bù đắp chi phí bỏ ra.

Đồng thời, xe bị bỏ rơi thường là bị hỏng rất nặng. Chi phí sửa chữa có thể còn tốn kém hơn giá trị thực tế. Bên cạnh các vấn đề như xẹp lốp, trượt bánh, chết máy, nếu xe bị hỏng khi thời tiết xấu, có thể bị mưa đá hoặc rơi xuống khe núi khi đường trượt.

Do đó, ngoại trừ khung, những chiếc xe này về cơ bản là phế liệu và gần như không có giá trị để tái chế. Hơn nữa, chủ xe còn phải trả phí cứu hộ và phí ký gửi.

Kỳ lạ đường cao tốc nguy hiểm nhất Trung Quốc: Chuyên 'nuốt' ô tô, hàng trăm ngời ngậm ngùi bỏ cả xe sang, 'biếu tiền' cũng không ai dám lấy
Kỳ lạ đường cao tốc nguy hiểm nhất Trung Quốc: Chuyên 'nuốt' ô tô, hàng trăm ngời ngậm ngùi bỏ cả xe sang, 'biếu tiền' cũng không ai dám lấy

Những cảnh tượng như thế này không quá hiếm hoi. Ảnh: Sohu

Lúc này, chủ xe thường sử dụng bảo hiểm coi như phế liệu, quyền sở hữu chiếc xe sẽ thuộc về công ty bảo hiểm. Sau khi cân nhắc những ưu và nhược điểm, công ty bảo hiểm đã bỏ qua những chiếc xe bị bỏ rơi này.

Đặc biệt, nếu lấy những chiếc xe này về rất dễ dính đến kiện cáo. Bởi lẽ, chủ sở hữu đã bỏ xe lại không có nghĩa sẽ không bao giờ quay lại. Việc lấy những chiếc xe bị bỏ rơi này có thể quy vào tội trộm cắp vì quyền sở hữu những chiếc xe này vẫn thuộc về công ty bảo hiểm hoặc chủ sở hữu. Ai đó mang chiếc xe về không những phải chịu nhiều chi phí vận chuyển mà còn phải chịu rủi ro về mặt pháp lý.

Vì vậy, người dân địa phương thờ ơ khi nhìn thấy những phương tiện này, thậm chí cho tiền cũng không ai đến lấy về.

>> Trung Quốc khởi công tuyến đường siêu khó dài 77km nhưng 90% là cầu và hầm, gồm đường sắt cao tốc dưới biển dài nhất thế giới

Kỳ tích kỹ thuật của Trung Quốc: Tuyến đường sắt được mệnh danh là ‘con rồng thép trên nóc nhà thế giới’

Ngỡ ngàng với tuyến đường thủy nhân tạo dài nhất thế giới tại Trung Quốc: Dài hơn 1.700 km, vận chuyển hơn 67 tỷ m3 nước từ phía Nam về miền Bắc

Trung Quốc khiến thế giới ngỡ ngàng với tuyến đường sắt đầu tiên trên thế giới “đi xuyên” băng tuyết -40 độ C, dài 921km với vận tốc 300km/h

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ky-la-duong-cao-toc-nguy-hiem-nhat-trung-quoc-chuyen-nuot-o-to-hang-tram-ngoi-ngam-ngui-bo-ca-xe-sang-bieu-tien-cung-khong-ai-dam-lay-219893.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Kỳ lạ đường cao tốc nguy hiểm nhất Trung Quốc: Chuyên 'nuốt' ô tô, hàng trăm ngời ngậm ngùi bỏ cả xe sang, 'biếu tiền' cũng không ai dám lấy
POWERED BY ONECMS & INTECH