Những doanh nghiệp nắm giữ tới cả chục nghìn tỷ tiền mặt đều là những doanh nghiệp đầu ngành như ACV, PV GAS, Vingroup, Vinamilk, Petrolimex, Sabeco, FPT, VEAM, Tập đoàn Cao su…
Thống kê đến 31/12/2021 cho thấy, trên thị trường chứng khoán (không tính các ngân hàng, bảo hiểm và công ty chứng khoán) ghi nhận 15 doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền mặt trị giá trên 10.000 tỷ đồng (tính cả tiền mặt tại quỹ, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm).
Những doanh nghiệp nắm giữ tới cả chục nghìn tỷ tiền mặt đều là những doanh nghiệp đầu ngành như ACV, PV GAS, Vingroup, Vinamilk, Petrolimex, Sabeco, FPT, VEAM, Tập đoàn Cao su…
Trong cả chục năm qua, ngôi vị "vua tiền gửi" luôn được nắm giữ bởi PV GAS hoặc Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam – ACV. Tuy nhiên, đến quý IV/2021, Hòa Phát (HPG) đã chính thức soán ngôi với 40.700 tỷ đồng (năm 2021, lợi nhuận sau thuế của HPG đạt kỷ lục 34.520 tỷ đồng - vượt 92% kế hoạch năm).
ACV và PV GAS đứng vị trí thứ 2 và 3 với lượng tiền lần lượt là 33.300 tỷ và 30.100 tỷ đồng.
Với lượng tiền gửi lớn, các doanh nghiệp này đều thu về cả nghìn tỷ đồng lãi tiền gửi qua đó đóng góp đáng kể vào lợi nhuận. Tuy nhiên, trong bối cảnh mặt bằng lãi suất xuống thấp, nguồn thu này sẽ giảm đi nhiều nếu lượng tiền gửi không tăng lên đáng kể.
Sai phạm cổ phần hóa ACV dù không bắt buộc, nhiều bên liên đới
Thanh tra Chính phủ: 20 cơ sở nhà đất ngoài sân bay chưa được ACV hoàn tất thủ tục pháp lý