Lãi suất liên ngân hàng tăng vọt do lượng tiền mặt trong lưu thông giảm
Lãi suất liên ngân hàng có dấu hiệu tăng từ tháng 6/2022 và bắt đầu tăng mạnh từ ngày 18/7 khi NHNN liên tục thực hiện rút tiền trên thị trường mở bằng cách phát hành tín phiếu và thực hiện các hợp đồng bán USD.
Hiện tại, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn đang quay lại bằng mức cao nhất của năm 2019 (tháng 1: 5,23%/năm và tháng 8: 5,08%/năm).
Từ ngày 27/07/2022, lãi suất liên ngân hàng giảm nhẹ khi NHNN đã bơm ra khoảng 58.400 tỉ đồng; bao gồm 46.000 tỉ đồng qua kênh thị trường mở (OMO) và gần 13.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu đáo hạn.
Tuy nhiên, lãi suất liên ngân hàng vẫn neo ở mức rất cao. Cụ thể, vào thời điểm cuối tháng 7/2022, lãi suất kỳ hạn lên tới 4,19%/năm so với 0,96%/năm vào ngày 18/7.
Các chuyên gia tại TPS nhận định rằng, với những tín hiệu giảm giá của một số mặt hàng bán lẻ, áp lực lạm phát không còn nhiều nên các nhà điều hành sẽ không mạnh tay trong việc hút tiền khỏi lưu thông trong thời gian tới. Điều này góp phần làm giảm lãi suất liên ngân hàng.
Tuy nhiên, lãi suất huy động và cho vay có thể tiếp tục tăng do nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh phục hồi sau đại dịch. Mức độ tăng của hai loại lãi suất này phụ thuộc vào độ dồi dào của lượng tiền lưu thông trong thị trường liên ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước hút ròng gần 10.000 tỷ đồng tín phiếu phiên 22/10
Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 21.000 tỷ đồng tín phiếu phiên 21/10