Đây cũng là quý lỗ thứ 4 của Lilama (LMM) kể từ quý 4/2020 đến nay.
Tổng CTCP Lắp máy Việt Nam (Mã LLM - UpCOM) công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022 với tổng doanh thu đạt 508 tỷ đồng - giảm 25% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 23% so với thực hiện trong quý 2. Kinh doanh dưới giá vốn khiến công ty lỗ gộp gần 6,4 tỷ đồng
Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính của Tổng Lilama bất ngờ tăng mạnh tới 2,7 lần YoY lên mức 35 tỷ đồng; chi phí tài chính vẫn neo ở mức cao và không thay đổi nhiều so với cùng thời điểm (mức 34,3 tỷ đồng); lỗ từ công ty liên kết 3,9 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 4,8 tỷ đồng lên 14,3 tỷ.
Khấu trừ các khoản thuế phí và phát sinh, LLM báo lỗ trước thuế quý 3 gần 25 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế âm 32,2 tỷ trong khi cùng kỳ lãi lần lượt 13,2 tỷ và 3,3 tỷ đồng.
Như vậy sau 2 quý đầu năm báo lãi trở lại, LLM một lần nữa tái lỗ với khoản lỗ sau thuế gấp tới 2,2 lần mức lỗ 14,7 tỷ hồi quý 4 năm ngoái.
Tính chung 9 tháng đầu năm, Tổng Lilama thu về 1.760 tỷ đồng doanh thu - giảm tới 43% YoY; lợi nhuận trước thuế ở mức 25,8 tỷ đồng song lãi sau thuế giảm về còn gần 3,3 tỷ. Dù vậy, con số này vẫn cải thiện đáng kể so với mức lỗ 4,6 tỷ trong cùng kỳ năm ngoái.
Được biết năm 2022, LLM đặt mục tiêu doanh thu 2.943 tỷ đồng và 29 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Điều này đồng nghĩa với việc công ty đã tiệm cận chi tiêu lợi nhuận song vẫn còn cách khá xa so với kế hoạch doanh thu cả năm.
Tổng CTCP Lắp máy Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập năm 1960 trước đây do Bộ Xây dựng sở hữu 100% vốn điều lệ (hiện tỷ lệ sở hữu này còn 97,88%) hoạt động trong các lĩnh vực xây lắp, gia công, chế tạo thiết bị cho các công trình công nghiệp và dân dụng,...
Công ty hiện có vốn điều lệ là gần 800 tỷ đồng.
Theo thuyết minh tại báo cáo tài chính mới nhất, Tổng Lilama đang có 5 công ty con và 10 công ty liên kết được ghi nhận kết quả kinh doanh trong báo cáo hợp nhất quý 3/2022. Đáng nói, dù "lắm con nhiều cháu" và rất nhiều công ty thành viên hiện đang có cổ phiếu giao dịch trên các sàn HNX, UPCoM song phần lớn các công ty này đều trong trạng thái kinh doanh hoặc đì đẹt hoặc thua lỗ; nhiều mã cổ phiếu thậm chí bị đưa vào diện cảnh báo, bị cắt margin như L35, L43 LM7,..
Lilama 7 thậm chí nợ BHXH của người lao động hơn 6,3 tỷ, vừa bị Cự Thuế TP. Đà Nẵng "gõ đầu" và cổ phiếu hiện hữu nguy cơ hủy niêm yết trên HNX.
Bản thân Tổng Lilama hồi đầu tháng 9 vừa qua từng bị Cục thuế TP. Hà Nội vừa thông báo quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền gần 7,5 tỷ đồng. Chi tiết
Tính đến cuối quý 3/2022, tổng tài sản của LLM giảm về mức 6.893 tỷ đồng trong đó khoản tiền mặt và tương đương tiền tăng tới 87% so với đầu năm lên mức 2.300 tỷ đồng đã giúp công ty thu về doanh doanh thu tài chính hơn 74 tỷ đồng sau 9 tháng; khoản phải thu ngắn hạn giảm hơn 1.420 tỷ đồng so với đầu năm về còn gần 2.740 tỷ đồng (đã khấu trừ gần 1.190 tỷ khoản phải thu khó đòi); hàng tồn kho giảm 100 tỷ về còn 861 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu của công ty đạt 1.044 tỷ - bằng 18% tổng nợ hiện hành (mức 5.848 tỷ đồng).
Trong cơ cấu nợ của Tổng Lilama, 99% là nợ ngắn hạn trong đó phần vay nợ tài chính giảm về dưới 1.100 tỷ đồng.
Diễn biến giá cổ phiếu LLM từ đầu năm 2022 đến nay
Xem thêm: Các họ cổ phiếu đã nướng tài khoản nhà đầu tư như thế nào từ đầu năm 2022?
Novaland (NVL) chấm dứt hợp đồng kiểm toán với đơn vị thuộc Big4 sau gần một thập kỷ hợp tác
Đình chỉ kiểm toán viên liên quan báo cáo tài chính năm 2023, Quốc Cường Gia Lai (QCG) nói gì?