Nhịp sống

Láng giềng Việt Nam đưa 80% cát nhân tạo vào toàn ngành xây dựng, đánh dấu bước ngoặt đẳng cấp về kỹ thuật, hứa hẹn giải quyết 'cơn khát' nguyên vật liệu của thế giới

Khả Vy 13/08/2024 17:31

Sản xuất cát bằng máy bắt đầu phát triển mạnh khi Chính phủ nước này thắt chặt quy định về khai thác cát trên sông vào năm 2016.

Theo một nghiên cứu mới, khoảng 80% cát được sử dụng trong ngành xây dựng của Trung Quốc hiện nay là cát nhân tạo, đánh dấu một bước ngoặt trong kỹ thuật và được kỳ vọng sẽ giải quyết một cuộc khủng hoảng lớn cho thế giới.

Con người đã sử dụng cát trong xây dựng suốt ít nhất 60.000 năm, biến nó trở thành tài nguyên được khai thác nhiều thứ hai trên Trái Đất, chỉ đứng sau nước. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây đã đẩy nguồn cát tự nhiên vào tình trạng cạn kiệt.

Theo SCMP, ước tính của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cho thấy mỗi năm có đến 50 tỷ tấn cát và sỏi được khai thác để phục vụ ngành xây dựng. Số lượng này đủ để xây một bức tường rộng 27m, cao 27m bao quanh toàn bộ hành tinh.

Trong bốn thập kỷ qua, tỷ lệ đô thị hóa ở Trung Quốc đã tăng từ 17% lên 58%, khiến quốc gia này đặc biệt "khát" cát. Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã cảnh báo rằng nguồn cát trên thế giới có thể sớm cạn kiệt do nhu cầu khổng lồ từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và các quốc gia đang phát triển nhanh chóng khác.

Láng giềng Việt Nam đưa 80% cát nhân tạo vào toàn ngành xây dựng, đánh dấu bước ngoặt đẳng cấp về kỹ thuật, hứa hẹn giải quyết 'cơn khát' nguyên vật liệu của thế giới - ảnh 1
Theo một nghiên cứu mới, khoảng 80% cát được sử dụng trong ngành xây dựng của Trung Quốc hiện nay là cát nhân tạo. Ảnh: Shutterstock

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience vào tháng 7, phần lớn nguồn cung cấp cát của Trung Quốc đã tăng khoảng 5 lần từ năm 1995 đến năm 2020, chủ yếu đến từ cát nhân tạo được sản xuất bằng cách nghiền và sàng đá hoặc tái chế chất thải từ các mỏ.

Nghiên cứu này là kết quả của sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu quốc tế từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Môi trường Sinh thái thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Đại học Leiden ở Hà Lan và Đại học Cambridge ở Anh.

Nhóm nghiên cứu đã xây dựng một hệ thống giám sát động, được gọi là “phân tích dòng vật liệu”và phát hiện ra rằng mô hình cung cấp cát của Trung Quốc “đã thay đổi cơ bản”. Trong suốt thời gian nghiên cứu, sản lượng cát nhân tạo tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 13%, vượt qua cát tự nhiên để trở thành nguồn chính vào năm 2011.

Ngược lại, nguồn cung cát tự nhiên tăng nhanh từ năm 2000, đạt đỉnh vào năm 2010 và giảm dần kể từ đó. Năm 2020, tỷ lệ cát tự nhiên so với tổng nguồn cung cát chỉ ở mức khoảng 21%, giảm so với mức khoảng 80% vào năm 1995. Theo các nhà nghiên cứu, đây là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử kỹ thuật xây dựng, đặc biệt là khi xét đến việc lượng cát tiêu thụ của Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao đáng kinh ngạc so với lượng cát sử dụng trên toàn cầu.

Láng giềng Việt Nam đưa 80% cát nhân tạo vào toàn ngành xây dựng, đánh dấu bước ngoặt đẳng cấp về kỹ thuật, hứa hẹn giải quyết 'cơn khát' nguyên vật liệu của thế giới - ảnh 2
Tỷ lệ cát nhân tạo trên thị trường Trung Quốc hiện nay có thể đã đạt gần 90%. Ảnh minh họa

Giáo sư Song Shaomin từ Đại học Xây dựng và Kiến trúc Bắc Kinh, mặc dù không tham gia vào nghiên cứu, cho biết ông không mấy bất ngờ với những phát hiện này. Ông chia sẻ rằng tỷ lệ cát nhân tạo trên thị trường Trung Quốc hiện nay có thể đã đạt gần 90%.

Việc sản xuất cát nhân tạo bắt đầu phát triển mạnh mẽ kể từ khi Chính phủ Trung Quốc thắt chặt quy định về khai thác cát sông vào năm 2016. Trong cùng năm đó, hoạt động khai thác cát trái phép đã trở thành mục tiêu của các cuộc truy quét sau khi một nhóm thanh tra bảo vệ môi trường do các quan chức cấp Bộ trưởng đứng đầu được thành lập.

Kể từ đó, nhiều quy định và chính sách nghiêm ngặt đã được ban hành nhằm hạn chế khai thác cát tự nhiên. Để đáp ứng nhu cầu thị trường theo cách bền vững và kinh tế hơn, nhiều dây chuyền sản xuất cốt liệu xây dựng quy mô vừa và lớn đã được thành lập, theo lời Giáo sư Song.

“Sự chuyển đổi từ cát tự nhiên sang cát nhân tạo là phép màu đối với một quốc gia đã hoàn thành nhiều công trình cơ sở hạ tầng khổng lồ, đây là điều cần thiết cho sự phát triển bền vững của Trung Quốc”, ông Song cho biết.

Láng giềng Việt Nam đưa 80% cát nhân tạo vào toàn ngành xây dựng, đánh dấu bước ngoặt đẳng cấp về kỹ thuật, hứa hẹn giải quyết 'cơn khát' nguyên vật liệu của thế giới - ảnh 3
Việc sản xuất cát nhân tạo bắt đầu phát triển mạnh mẽ kể từ khi Chính phủ Trung Quốc thắt chặt quy định về khai thác cát sông vào năm 2016. Ảnh minh họa

Cát xây dựng cũng đang là bài toán nan giải đối với Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển khác. Theo Vụ Vật liệu Xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, nhu cầu cát xây dựng trên toàn quốc mỗi năm lên đến khoảng 130 triệu m3, trong khi nguồn cung hợp pháp chỉ đáp ứng được khoảng 62 triệu m3, tức khoảng 40-50% nhu cầu. Sự thiếu hụt cát xây dựng đã dẫn đến tình trạng khan hiếm tại nhiều thời điểm và ảnh hưởng đến tiến độ của nhiều công trình.

>> Siêu cường số 1 thế giới xây lò phản ứng hạt nhân thế hệ 4 đầu tiên

Cây cầu đầu tiên bắc qua dòng sông dài nhất châu Á, nối liền 2 bờ bởi 18 sợi dây xích sắt với chi phí xây dựng 100.000 lạng bạc

Huy động 200.000 người, hơn 5.000 nhà sản xuất làm việc xuyên suốt 2.000 ngày đêm, láng giềng Việt Nam xây dựng siêu dự án hạt nhân 'khủng' khẳng định sức mạnh năng lượng

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/lang-gieng-viet-nam-dua-80-cat-nhan-tao-vao-toan-nganh-xay-dung-danh-dau-buoc-ngoat-dang-cap-ve-ky-thuat-hua-hen-giai-quyet-con-khat-nguyen-vat-lieu-cua-the-gioi-125362.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Láng giềng Việt Nam đưa 80% cát nhân tạo vào toàn ngành xây dựng, đánh dấu bước ngoặt đẳng cấp về kỹ thuật, hứa hẹn giải quyết 'cơn khát' nguyên vật liệu của thế giới
    POWERED BY ONECMS & INTECH