Lấy ý kiến sửa đổi Nghị định số 65: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sắp được cứu

13-12-2022 14:15|Quân Vương

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam về việc lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 65 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Bộ cũng đồng thời có văn bản trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định về chảo bản, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế.

Trong văn bản trình Chính phủ, Bộ nhấn mạnh sự cần thiết ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16/9/2022 với một số nội dung cơ bản:

- Điều kiện phát hành và hồ sơ chào bán;

- Trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành;

- Nâng cao tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư;

- Bổ sung quy định nhằm tăng cường tính minh bạch và tuân thủ pháp luật của các tổ chức cung cấp dịch vụ;

- Bổ sung quy định để thiết lập thị trường giao dịch có tổ chức;

- Hoàn thiện quy định về cơ chế quản lý - giám sát.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ trong nước trước và sau thời điểm ban hành Nghị định số 65/2022/NĐ-CP như sau:

+ Từ sau vụ việc Tân Hoàng Minh, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp giảm và khối lượng mua lại tăng". Từ sau khi Nghị định số 65 được ban hành và có hiệu lực thi hành (ngày 16/9/2022) đến 30/11/2022, các doanh nghiệp đã phát hành được gần 7.000 tỷ đồng trong đó khối lượng phát hành của doanh nghiệp xây dựng chiếm 15,63%, doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ chiếm 19,52%, tổ chức tin dụng chiếm 9,69%, doanh nghiệp bất động sản chiếm 9,07% và lĩnh vực khác chiếm 46,1% khối lượng phát hành.

Từ tháng 9/2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị tác động mạnh bởi khó khăn của thị trường tiền tệ khi lãi suất tăng mạnh, tỷ giá VND so với USD tăng mạnh. Đặc biệt từ ngày 06/10/2022, sau vụ việc Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, diễn biến trên thị trường tài chính, tiền tệ, độc biệt là thị trường chứng khoán, thị trưởng trái phiếu tiếp tục khó khăn.

+ Khó khăn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay gồm: Khối lượng phát hành trái phiếu mới sụt giảm; khối lượng mua lại tăng và có hiện tượng nhà đầu tư bản lại trái phiếu; khối lượng tra phiếu đến hạn trong thời gian tới lớn doanh nghiệp có khó khăn về dòng tiền để cân đối nguồn lực thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn và huy động vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do: Sai phạm của một số doanh nghiệp khi bị cơ quan điều tra phát hiện và một số tin không chính thông tin thất thiệt gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường và niềm tin của nhà đầu tư; thanh khoản của cả nền kinh tế gặp khó khăn nên doanh nghiên vân khói khăn trong sản xuất kinh doanh và cân đối dòng tiền; lãi suất ngân hàng tăng mạnh trong thời gian ngắn dẫn đến xu hướng dịch chuyển dòng vốn từ thị trường chứng khoán sang kênh ngân hàng, nhà đầu tư bản lại trái phiếu doanh nghiệp để chuyển sang gửi tiền tiết kiệm ngân hàng với lãi suất cao.

Do nguyên nhân chủ yếu của thị trưởng hiện nay là xử lý vấn đề về niềm tin và thanh khoản của thị trường nên Bộ Tài chính đã tổ chức buổi làm với các doanh nghiệp phát hành có dư nợ trái phiếu lớn và một số công ty chứng khoán (ngày 23/11/2022) về các khó khăn vướng mắc của thị trường để kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền các giải pháp vĩ mô về chính sách tiền tệ, vấn đề truyền thống, thanh kiểm tra và tổ chức thị trường để lấy lại niềm tin và tháo gỡ khó khăn thành khoản cho thị trường.

Riêng về vấn đề pháp lý, Bộ Tài chính đã chỉ đạo UBCKNN nghiên cứu, rà soát Luật Chứng khoán và phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát Luật Doanh nghiệp để sửa đổi các nội dung về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Về quy định tại Nghị định số 65, các doanh nghiệp phát hành thành viên thị trường và các chuyên gia đình giá định hướng của Nghị định là tốt trong trung, dài hạn. Tuy nhiên, do nền kinh tế gặp khó khăn về thành khoản và niềm tin của thị trường bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn tiền cho sản xuất kinh doanh, thành toán các nghĩa vụ nợ đến hạn trong năm 2022 - 2023 nên Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu đánh giá và đề xuất điều chỉnh lộ trình áp dụng quy định tại Nghị định số 65 trong bối cảnh hiện nay.

Một số nội dung trình sửa đổi gồm:

Giãn thời gian thực hiện trong vòng 01 năm đối với quy định về xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoản chuyên nghiệp tại Nghị định số 65

Nghị định 65 (khoản 6 Điều 1) quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp phải đảm bảo danh mục nắm giữ có giá trị trung bình từ 2 tỷ đồng tối thiểu trong vòng 180 ngày bằng tài sản của nhà đầu tư, không bao gồm tiền vay.

Trong bối cảnh khó khăn về thanh khoản như hiện nay, việc giãn thời gian thực hiện (hoãn thực hiện) quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong 01 năm theo ý kiến của một số doanh nghiệp có thể duy trì được nhu cầu mua trái phiếu doanh nghiệp của các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính nhưng chưa tích lũy được thời gian 180 ngày để đáp ứng quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp của Nghị định 65.


Tuy nhiên, khi lãi suất phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh (thường tăng cao hơn lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM) thì có thể một bộ phận nhà đầu tư cá nhân vì ham lãi suất cao, thiếu hiểu biết về pháp luật, theo chào mời vẫn cố gắng chứng minh bằng mọi cách trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Khi trái phiếu có rủi ro, doanh nghiệp phát hành không có khả năng thanh toán gốc, lãi trái phiếu thì bộ phận nhà đầu tư này có thể sẽ tổ chức biểu tình, yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước xử lý, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội.

- Bộ Tài chính trình Chính phủ 2 phương án:

+ Phương án 1: Hoãn thực hiện trong vòng 01 năm đối với quy định về xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Từ ngày 01/1/2024 sẽ tiếp tục thực hiện các quy định này.

Ưu điểm của phương án này là thị trường có thêm thời gian để điều chỉnh và có thể duy trì cầu đầu tư trái phiếu từ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân, đặc biệt trong bối cảnh thanh khoản thị trường gặp khó khăn như hiện nay.

Thời gian qua, các vụ việc xử lý vi phạm trên thị trường đã giúp nhà đầu tư đánh giá được tốt hơn nên sẽ hạn chế việc nhà đầu tư vi hạm lãi suất cao mà không quan tâm đến rủi ro, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.

Nhược điểm của phương án này là có thể sẽ có một số lượng nhà đầu tư thiếu hiểu biết tiếp tục mua trái phiếu doanh nghiệpvi ham lãi suất cao mà không đánh giá đầy đủ rủi ro của trái phiếu, dẫn đến khó thanh lọc, nâng cao chất lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp để giải quyết những rủi ro thời gian trước đây. Do đó, để thực hiện chính sách này, dự kiến cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục thực hiện các giải pháp: Thông tin, tuyên truyền, cảnh báo nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật, đánh giá đầy đủ rủi ro của doanh nghiệp phát hành và trái phiếu trước khi mua, hiểu rõ bản chất của trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ và chịu trách nhiệm khi quyết định đầu tư mua trái phiếu; tăng cường quản lý giảm sát thông qua Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp (tổ chức tư vấn hồ sơ, phân phối, lưu ký trái phiếu) để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật phân phối trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư cá nhân. Hiệu quả của các giải pháp này phụ thuộc phần lớn vào ý thức của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân; khi lãi suất trái phiếu được đẩy lên cao (thường vượt cao hơn lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm ngân hàng) thì nhà đầu từ có xu hướng ham lãi suất mà không đánh giá đến rủi ro.

Mặt khác, ngày 05/12/2022 NHNN đã điều chỉnh chi tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho năm nay với mức tăng 1,5 – 2% nên thanh khoản của thị trường tài chính đã được cải thiện một phần.

+ Phương án 2: Tiếp tục thực hiện quy định tại Nghị định số 65 về việc xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Ưu điểm của phương án này là phù hợp với bản chất của phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ và mục tiêu khi ban hành Nghị định số 65, hướng đến nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp có tổ chức và giảm thiểu rủi ro phân phối, chào mời nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu. Theo đó, đảm bảo tính an toàn và bền vững của cầu đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, ngăn ngừa phát sinh các vụ việc lừa đảo nhà đầu tư phải xử lý hình sự gây nhiều hệ lụy.

Nhược điểm là trước mắt, nhu cầu mua trái phiếu doanh nghiệp của nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân có thể giảm.

- Trong bối cảnh thanh khoản thị trường gặp khó khăn như hiện nay, để hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các khó khăn trước mắt về thanh khoản và thanh toán các trái phiếu đến hạn năm 2023 - 2024, Bộ Tài chính trình Chính phủ nghiêng về Phương án 1, hoãn thực hiện quy định tại Nghị định số 65 về xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong vòng 01 năm.

Giãn thời gian thực hiện trong vòng 01 năm đối với quy định yêu cầu xếp hạng tín nhiệm bắt buộc và quy định giảm thời gian phân phối trái phiểu tại Nghị định số 65

Về quy định yêu cầu xếp hạng tín nhiệm bắt buộc: Nghị định số 65 (khoản 8 điều 1) yêu cầu hồ sơ chào bán trái phiếu của doanh nghiệp phải có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu nếu doanh nghiệp phát hành thuộc các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm từ ngày 01/01/2023.

- Trong bối cảnh doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khi việc thực hiện xếp hạng tín nhiệm phải mất một khoảng thời gian nhất định và tăng thêm chi phí phát hành của doanh nghiệp. Do đó, Bộ Tài chính trinh Chính phủ cho phép hoãn thực hiện quy định về yêu cầu bắt buộc xếp hạng tín nhiệm trong 01 năm, từ ngày 01/1/2024 sẽ thực hiện quy định này. Đối với trái phiếu doanh nghiệpchào bán ra công chúng vẫn thực hiện theo lộ trình tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP, phải xếp hạng tín nhiệm từ ngày 01/1/2023.

- Thực hiện phương án này chưa đạt được mục tiêu khi sửa Nghị định 65 là tăng tính công khai, minh bạch của thị trường. Tuy nhiên về phía doanh nghiệp, để củng cố niềm tin của nhà đầu tư và tăng tính hấp dẫn của trái phiếu khi minh bạch hóa hơn tình hình tài chính, khả năng trả nợ của doanh nghiệp thông qua công bố hệ số tín nhiệm, doanh nghiệp vẫn có thể chủ động tự nguyên thực hiện xếp hạng tín nhiệm.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tăng cường tuyên truyền về định mức tín nhiệm đồng thời sẽ triển khai, cấp phép bổ sung các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm theo quy định của pháp luật để cung ứng các dịch vụ cho thị trường.

Về quy định giảm thời gian phân phối trái phiếu: Nghị định số 65 (khoản 7, khoản 6 Điều 1) quy định thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán không vượt quá 30 ngày (quy định trước đây tại Nghị định số 153 là 90 ngày).

- Quy định về thời gian phân phối tải phiếu như trên nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư mua trái phiếu hưởng đến nhà đầu tư chứng khoản chuyên nghiệp có tổ chức. Một số doanh nghiệp có ý kiến đề nghị hoàn việc thực hiện quy định giảm thời gian phân phối trả phiếu tại Nghị định số 65 (khoản 7, khoản 8 Điều 1).

- Trong bối cảnh thị trường gặp khó khăn về thanh khoản, doanh nghiệp cần cân đối và huy động các nguồn lực để thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn giai đoạn 2023-2024, Bộ Tài chính trình Chính phủ hoãn thực hiện quy định về giảm thời gian phân phối trái phiếu tại Nghị định số 65 trong vòng 01 năm. Theo đó việc phân phối trái phiếu của từng đợt là 90 ngày. Kể từ ngày 01/1/2024, doanh nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 65, giảm thời gian phân phối từng đợt xuống còn 30 ngày. Quy định này phù hợp với chính sách hoãn việc xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, hướng đến nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệpriêng lẻ.

Cho phép các trái phiếu đã phát hành trước đây được kéo dài kỳ hạn của trái phiếu

- Nghị định số 65 quy định đối với trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành trước khi Nghị định có hiệu lực thi hành và còn dư nợ thì “doanh nghiệp không được thay đổi kỳ hạn của trái phiếu đã phát hành". Quy định này tại Nghị định số 65 đã được thực hiện từ năm 2020 do hệ thống pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp được hoàn thiện qua từng giai đoạn để tiến tới việc phát hành trái phiếu chuẩn cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp.

- Hiện nay thị trường tài chính, tiền tệ gặp khó khăn về thanh khoản, doanh nghiệp khó phát hành trái phiếu mới trong khi lại có áp lực trả nợ đối với các trái phiếu đáo hạn năm 2023 - 2024 nên để hỗ trợ doanh nghiệp có khả năng huy động vốn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và cơ cấu lại các khoản nợ, Bộ Tài chính trình Chính phủ bổ sung quy định cho phép các trái phiếu đã phát hành trước đây còn dư nợ thì được gia hạn, thời gian gia hạn tối đa là 02 năm. Việc cho phép gia hạn này, về mặt tổng thể thị trường cũng sẽ giúp phân tán khối lượng trái phiếu đáo hạn đạt đỉnh vào năm 2023 - 2024 (đối với trái phiếu đáo hạn vào 2023 - 2024, trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn thanh toán thì có thể thỏa thuận với nhà đầu tư để gia hạn sang 2005 - 2006 để qua giai đoạn đỉnh nợ).

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế giai đoạn tới kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đã tăng trưởng như hiện nay, theo đó đến giai đoạn năm 2025 - 2026 doanh nghiệp sẽ cơ bản giải quyết được các khó khăn về thanh khoản và cơ cấu nợ. Việc gia hạn trái phiếu phải được các chủ sở hữu trái phiếu đại diện trên 65% tổng số trái phiếu đang lưu hành chấp thuận (như quy định hiện hành), quy định này thống nhất với quy định đối với trái phiếu chào bản ra công chung nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

- Ngoài ra, theo quy định của pháp luật dân sự hoặc quy định của pháp luật có liên quan, doanh nghiệp có thể chuyển đổi trái phiếu thành khoản vay hoặc tài sản khác. Việc chuyển đổi trái phiếu thành khoản vay hoặc tài sản khác phù thuộc vào thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu trên cơ sở các cam kết, điều kiện mà doanh nghiệp phát hành đưa ra đối với từng đối tượng nhà đầu tư. Do đó, để doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương thức khác nhau để thanh toán các khoản nợ trái phiếu đến hạn, Bộ Tài chính trình Chính phủ bổ sung quy định doanh nghiệp có thể chuyển đổi trai phiếu thành khoản vay hoặc tài sản khác để thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật liên quan.

Về nguồn lực thi hành Nghị định, Bộ Tài chính nhấn mạnh Quy định tại dự thảo Nghị định không làm phát sinh thêm nguồn lực từ phía cơ quan quản lý nhà nước, các đối tượng chịu tác động của Nghị định (doanh nghiệp phát hành, nhà đầu tư mua trải phiếu, Sở Giao dịch Chứng khoán, các tổ chức tư vấn phát hành, cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp...).

Cùng với đó, dự thảo Nghị định không có quy định trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tại báo cáo thẩm định, Bộ Tư pháp cho rằng dự thảo Nghị định không có nội dung trực tiếp trái với cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Cảnh báo hành vi mạo danh Công ty mua bán nợ DATC để lừa đảo

Không để bị động trong quản lý, điều hành giá

Giải quyết khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lay-y-kien-sua-doi-nghi-dinh-so-65-thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-sap-duoc-cuu-162073.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Lấy ý kiến sửa đổi Nghị định số 65: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sắp được cứu
POWERED BY ONECMS & INTECH