Nhóm bất động sản đón dòng tiền, nhiều cổ phiếu tăng mạnh giúp VN-Index lấy lại sắc xanh.
VN-Index trải qua phiên điều chỉnh 6,25 điểm (-0,49%) về 1.264,26 điểm trong ngày 14/3 sau khi chạm lại đỉnh cũ và về lại MA10 có đà rút chân. Điểm đáng lưu ý là cá nhân mua ròng gần 1.000 tỷ đồng trong phiên hôm qua, cân lại áp lực bán lớn nhất 3 tháng từ khối ngoại.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát hành 15.000 tỷ đồng tín phiếu, nâng lượng tín phiếu đã phát hành từ 11-14/3 lên 60.000 tỷ đồng.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên 15/3:
14h-14h45: VN-Index biến động mạnh, đặc biệt ở nhóm VN30. Chỉ số xuống thấp nhất tại 1.252,36 điểm, tuy nhiên về 30 phút cuối phiên rút chân 11,4 điểm lên mốc 1.263,78 ngay sát tham chiếu.
VN-Index tạo cây nến Doji thân dài, nằm trên đường trung bình 10 ngày.
Thanh khoản thị trường đạt 27.508 tỷ đồng, khối lượng giao dịch 1.067,6 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại tiếp tục gia tăng bán ròng lên 1.311,8 tỷ đồng, cao nhất trong 3 tháng trở lại đây. Các cổ phiếu bị bán mạnh nhất gồm HPG (198,9 tỷ đồng), VHM (158 tỷ đồng), VND (117,9 tỷ đồng),...
Ở chiều ngược lại, nhóm này mua ròng 138,9 tỷ đồng FTS, 98,8 tỷ đồng DIG,...
Độ rộng nghiêng nhẹ về bên bán với 249 mã giảm điểm, 217 mã tăng điểm và 86 mã tham chiếu.
Biến động mạnh cuối phiên đến từ nhóm VN30, có thể bởi 2 quỹ VanEck Market Vector Vietnam Local Index ETF và quỹ DB x-trackers FTSE Vietnam ETF tiến hành cơ cấu danh mục hôm nay.
NHNN tiếp tục chào thầu tín phiếu trong phiên 15/3. Tính từ ngày 11-14/3, NHNN đã hút ròng 60.000 tỷ đồng.
>> Eximbank (EIB): Lệnh bán gần 8,7 triệu cổ phiếu phiên ATC 'đánh úp' cổ đông
13h-14h: VN-Index tiếp tục gặp áp lực bán, tại thời điểm 14h, chỉ số giảm gần 4 điểm về 1.260,47 điểm.
Thanh khoản gia tăng lên 795 triệu cổ phiếu, thu hẹp khoảng cách với cùng thời điểm phiên liên trước.
Khối ngoại tăng cường bán ròng lên 558 tỷ đồng. Cổ phiếu EIB bất ngờ được nhóm này mua ròng mạnh vào phiên chiều lên 169 tỷ đồng. Các cổ phiếu HPG, VPB, VNM... tiếp tục bị bán mạnh.
Bên cạnh nhóm bất động diễn biến tích cực, 2 cổ phiếu dòng bán lẻ hút được tiền là DGW (+4,08%) và PET (+3,36%). Trong 15 ngày đầu tháng 3, DGW tăng 23%, PET tăng 17%.
Phiên nay, 1 số quỹ ETF sẽ tiến hành cơ cấu quỹ, nhà đầu tư chú ý đột biến vào ATC.
>> DIC Corp (DIG) công bố thời gian hoàn thành toàn bộ dự án Đại Phước
10h-11h30: Khung giờ giao dịch đầy biến động, VN-Index lên cao nhất tại 1.266,8 điểm - tăng 2,54 điểm, sau đó áp lực bán quay trở lại.
Kết thúc phiên sáng, chỉ số giảm 6,58 điểm về 1.257,68 điểm.
Thanh khoản sàn HoSE đạt 11.661 tỷ đồng, tương ứng 470,2 triệu cổ phiếu, thấp hơn 12% so với phiên trước đó.
Khối ngoại nâng mức bán ròng lên 362,2 tỷ đồng. Tập trung bán vào các cổ phiếu HPG, VHM, VNM. Đáng chú ý, nhóm này mua ròng 101,1 tỷ đồng cổ phiếu DIG, đóng góp không nhỏ vào đà tăng 3,09% của cổ phiếu này.
Độ rộng thị trường phiên sáng nghiêng hẳn về bên bán với 306 mã giảm điểm, 145 mã tăng điểm. Bất động sản và bảo hiểm là 2 nhóm đang hút được dòng tiền.
Nhà đầu tư cần lưu ý, chiều nay là phiên hàng về của phiên thị trường tăng gần 26 điểm với thanh khoản khá lớn. Đồng thời, NHNN chưa có tín hiệu ngừng hút tiền.
>> Cổ phiếu SHS - tín hiệu 'thay máu' dòng tiền?
9h15-10h: VN-Index gặp áp lực bán mạnh ngay sau ATO, chỉ số về thấp nhất tại 1.257,67 điểm, giảm 6,59 điểm.
Tuy nhiên, sau 9h30, nhóm bất động sản bất ngờ đón dòng tiền, nhiều cổ phiếu tăng mạnh. Đây là nhóm vốn hóa lớn thứ 2 thị trường chỉ sau nhóm ngân hàng nên tác động tâm lý tích cực lên toàn thị trường.
Một số cổ phiếu nổi bật: HDC (+6,89%), DIG(+4,91%), NHA (+6,91%),...
VN-Index tăng nhẹ ngay phía trên tham chiếu. Khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 100 tỷ đồng trong phiên sáng, bán mạnh vào cổ phiếu VHM.
>> VNDirect Research lựa chọn nhóm bất động sản cho nửa cuối năm
ATO: Áp lực bán vẫn tiếp tục, sau ATO phiên 15/3, VN-Index giảm nhẹ 0,5 điểm về 1.263,76 điểm. Thanh khoản đạt 7,3 triệu cổ phiếu, bằng 1/3 phiên trước đó.
Cổ phiếu NLG bất ngờ giảm xuống gần sàn ngay đầu phiên sáng, đây là cổ phiếu đầu ngành bất động sản thương mại và có nhịp tăng khá tốt trước đó. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên bán với 206 mã giảm điểm và 110 mã tăng điểm.
>> Kinh Bắc (KBC): Dự án KCN gần 10.000 tỷ đồng sắp được chấp thuận chủ trương đầu tư
NĐT cá nhân 'miệt mài' gom hàng, mua ròng thêm gần 1.000 tỷ đồng trong phiên thị trường điều chỉnh
Nhận định chứng khoán 15/3: Nhận diện dấu hiệu phiên phân phối số 5