Lộ diện 10 gia tộc giàu nhất châu Á năm 2025: Samsung đứng 'bét bảng'
Dù đối mặt với nhiều biến động kinh tế và chính trị, những gia tộc này vẫn duy trì vị thế dẫn đầu, tiếp tục định hình nền kinh tế châu Á trong những năm tới.
Các tập đoàn hàng đầu châu Á đang dần thích nghi với một thực tế mới: Nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống Donald J. Trump.
Chỉ vài tuần sau khi nhậm chức, ông Trump đã khiến thế giới chao đảo với những tuyên bố ngoại giao cứng rắn, đe dọa áp thuế diện rộng và hàng loạt động thái khó lường khác.
Những động thái này báo hiệu rằng cách điều hành của ông vẫn mạnh mẽ và khó đoán như trước. Một điều chắc chắn là, theo chuyên gia, 4 năm tới sẽ không hề yên ả với các gia tộc giàu có nhất châu Á.
“Chính sách của ông Trump sẽ đầy hỗn loạn, khó lường và mang dấu ấn cá nhân”, Nirmalya Kumar, giáo sư marketing tại Đại học Quản lý Singapore, nhận định.

Thách thức và cơ hội
Câu hỏi lớn nhất đối với giới siêu giàu châu Á là các mức thuế quan mà ông Trump áp đặt, cũng như biện pháp trả đũa từ các Chính phủ khác, sẽ kéo dài bao lâu và tác động đến đâu.
Gia tộc Zhang, chủ sở hữu tập đoàn nhôm China Hongqiao Group, và gia tộc Lee của Samsung Electronics có thể sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực nếu căng thẳng thương mại tiếp diễn.
Dù vậy, giới tài phiệt châu Á vẫn có lợi thế nhờ vào cấu trúc tập đoàn đa ngành và sở hữu phần lớn cổ phần, giúp họ có khả năng chống chọi với biến động thị trường tốt hơn.
Tại Ấn Độ, nhiều tỷ phú đặt kỳ vọng vào nhiệm kỳ mới của ông Trump, khi Tổng thống có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc nhưng lại duy trì mối quan hệ thân thiện với Thủ tướng Narendra Modi. Ngay sau khi kết quả bầu cử được công bố, nhiều doanh nhân hàng đầu đã gửi lời chúc mừng.
Ông Kumar Birla, Chủ tịch Aditya Birla Group - tập đoàn lớn trong lĩnh vực xi măng, quặng sắt và nhôm, viết: “Chúng tôi xin chúc mừng Tổng thống đắc cử Trump với chiến thắng lịch sử”.

Trong khi đó, Gautam Adani, Chủ tịch Adani Group - người đang đối mặt với cáo buộc tham nhũng tại Mỹ - gọi ông Trump là “hiện thân của sự kiên trì không thể lay chuyển và quyết tâm không thể đánh bại”.
Riêng tỷ phú Mukesh Ambani và vợ, Nita Ambani, đã trực tiếp tham dự lễ nhậm chức của vị Tổng thống.
Dưới đây là danh sách 10 gia đình có khối tài sản khủng nhất châu Á trong năm 2025.
1. Gia tộc Ambani (Ấn Độ)
Điều hành: Reliance Industries
Tài sản: 90,5 tỷ USD
Số thế hệ: 3
2. Gia tộc Chearavanont (Thái Lan)
Điều hành: Charoen Pokphand Group
Tài sản: 42,6 tỷ USD
Số thế hệ: 4
3. Gia tộc Hartono (Indonesia)
Điều hành: Djarum và Bank Central Asia
Tài sản: 42,2 tỷ USD
Số thế hệ: 3
4. Gia tộc Mistry (Ấn Độ)
Điều hành: Shapoorji Pallonji Group
Tài sản: 37,5 tỷ USD
Số thế hệ: 5
5. Gia tộc Kwok (Hồng Kông, Trung Quốc)
Điều hành: Sun Hung Kai Properties
Tài sản: 35,6 tỷ USD
Số thế hệ: 3
6. Gia tộc Tsai (Đài Loan, Trung Quốc)
Điều hành: Cathay Financial và Fubon Financial
Tài sản: 30,9 tỷ USD
Số thế hệ: 3
7. Gia tộc Jindal (Ấn Độ)
Điều hành: OP Jindal Group
Tài sản: 28,1 tỷ USD
Số thế hệ: 3
8. Gia tộc Yoovidhya (Thái Lan)
Điều hành: TCP Group, công ty đứng sau Red Bull
Tài sản: 25,7 tỷ USD
Số thế hệ: 2
9. Gia tộc Birla (Ấn Độ)
Điều hành: Aditya Birla Group
Tài sản: 23 tỷ USD
Số thế hệ: 7
10. Gia tộc Lee (Hàn Quốc)
Điều hành: Samsung
Tài sản: 22,7 tỷ USD
Số thế hệ: 3
Theo Business Standard
>> Lộ diện top 10 nền kinh tế lớn nhất châu Á năm 2024, Đông Nam Á có 2 đại diện
'Cha đẻ’ DeepSeek có thể lọt top tỷ phú giàu nhất thế giới, giàu hơn cả CEO Nvidia Jensen Huang
Ông trùm dầu mỏ gây dựng nên gia tộc giàu có bậc nhất nước Mỹ, thịnh vượng suốt 100 năm