Tỷ phú Elon Musk đứng đầu danh sách những người giàu nhất thế giới với tài sản lên tới 241 tỷ USD. Ngược lại, ông chủ Facebook đã lọt khỏi top 10.
Theo Forbes, số lượng tỷ phú trên thế giới là 2.668 người trong năm 2022. Những tỷ phú thế giới đã đóng vai trò lớn đối với nền kinh tế cũng như nhiều hoạt động xã hội thiện nguyện.
Năm nay, Elon Musk đứng đầu danh sách những người giàu nhất thế giới. Ông chủ của tập đoàn Tesla chứng kiến giá trị tài sản ròng tăng vọt nhờ cổ phiếu Tesla tăng gần 50% vào năm 2021. Hiện Elon Musk sở hữu 16% cổ phần công ty. Giá trị tài sản ròng của vị tỷ phú giàu nhất thế giới này tính đến tháng 9/2022 là 241 tỷ USD.
Ngược lại, ông chủ Facebook Mark Zuckerberg đã lọt khỏi top 10 dù là người giàu thứ 5 trên bảng xếp hạng năm ngoái. Giá cổ phiếu của tập đoàn Meta Platform do Mark Zuckerberg là giám đốc điều hành đã lao dốc. Tài sản của Mark Zuckerberg hiện là 59,7 tỷ USD (tính đến tháng 9/2022).
Tỷ phú Elon Musk
Tỷ phú Elon Musk - người đồng sáng lập kiêm CEO của tập đoàn Tesla là người giàu nhất thế giới với giá trị tài sản 241 tỷ USD.
Ông năm nay 51 tuổi và sở hữu tài sản giá trị là 228 tỷ USD. Ông sở hữu 15% cổ phần sở hữu Tesla (tổng giá trị của Tesla là 99,3 tỷ USD).
Elon Musk sở hữu cổ phần những công ty công nghệ khác như Công nghệ thăm dò không gian (tổng giá trị 46,9 tỷ USD), The Boring Company (3,33 tỷ USD), mạng xã hội Twitter (3,8 tỷ USD) và 17,8 tỷ USD tiền mặt.
Tài sản của vị tỷ phú sinh năm 1971 này từng có thời điểm vượt 300 tỷ USD.
Tỷ phú Mỹ Jeff Bezos
Jeff Bezos thành lập hãng thương mại điện tử Amazon vào năm 1994 từ nhà để xe của mình ở Seattle. Hiện Amazon là một trong những công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới. Tháng 7 năm ngoái, Jeff Bezos rời ghế CEO của gã khổng lồ thương mại điện tử này nhưng vẫn giữ chức chủ tịch điều hành.
Ông năm nay 58 tuổi và có tài sản trị giá 151 tỷ USD. Giá trị tài sản ròng của Jeff Bezos là 144 tỷ USD kèm theo 10% cổ phần Amazon (Amazon trị giá 121 tỷ USD).
Ngoài ra, ông còn có cổ phần ở công ty hàng không vũ trụ Blue Origin (tổng giá trị của Blue Zone là 9,15 tỷ USD), tờ Washington Post (trị giá 250 triệu USD) và 14,1 tỷ USD tiền mặt.
Tỷ phú người Pháp Bernard Arnault
Bernard Arnault là ông chủ của đế chế LVMH – sở hữu hơn 70 thương hiệu xa xỉ trên thế giới, bao gồm Louis Vuitton và Sephora.
Ở tuổi 73, vị tỷ phú người Pháp này có khối tài sản ròng trị giá 141 tỷ USD. Ông sở hữu 97,5% cổ phần Christina Dior (tổng giá trị của Christina Dior là 111 tỷ USD.) Ngoài ra, ông còn có cổ phần ở một vài công ty khác kèm 8,9 tỷ USD tiền mặt. Vị tỷ phú này hiện đang sinh sống tại Paris.
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani
Vị tỷ phú 60 tuổi người Ấn Độ là người sáng lập kiêm Chủ tịch tập đoàn mang tên ông Adani.
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani có tài sản ròng trị giá 125 tỷ USD. Ông sở hữu 75% cổ phần Adani với trị giá 72,4 tỷ USD cùng cổ phiếu tại nhiều tập đoàn khác.
Thời trẻ, Gautam Adani đã bỏ học đại học và còn từng làm việc trong lĩnh vực buôn bán kim cương. Giờ đây, Adani là nhà điều hành cảng lớn nhất, nhà sản xuất và kinh doanh than nhiệt lớn nhất Ấn Độ. Năm 2020, ông mua 74% cổ phần sân bay lớn thứ hai Ấn Độ Chhatrapati Shivaji ở Mumbai.
Tỷ phú Bill Gates
Vị tỷ phú này từng nhiều lần đứng đầu danh sách những người giàu nhất hành tinh. Ở tuổi 66, ông sở hữu tài sản ròng trị giá 111 tỷ USD với 1,3% cổ phần Microsoft trị giá 25,6 tỷ USD.
Bill Gates từng theo học Đại học Harvard và cùng người bạn thuở ấu thơ Paul Allen phát triển phần mềm mới cho máy tính thế hệ ban đầu. Sau thành công của dự án, Bill Gates bỏ dở năm cuối Harvard để cùng Paul Allen thành lập nên hãng Microsoft.
Bill Gates cùng vợ Melinda Gates đã sáng lập nên Quỹ Bill & Melinda Gates. Năm 2021, Quỹ đã chi hơn 1,9 tỷ USD hỗ trợ thế giới chống lại đại dịch COVID-19.
Bill Gates và vợ ly hôn vào ngày 2/8/2021 sau 27 năm chung sống. Sau ly hôn, Melinda Gates, vợ ông nhận được cổ phần trị giá 5 tỷ USD và có mặt trong bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes.
Tỷ phú 92 tuổi Warren Buffet
Warren Buffet là vị tỷ phú già nhất trong Top 10 người giàu nhất thế giới.
Năm 1962, ông mua cổ phần công ty dệt Berkshire Hathaway và trở thành cổ đông lớn vào năm 1965. Sau đó, ông mở rộng cổ phần sang lĩnh vực bảo hiểm và các lĩnh vực đầu tư khác. Tới nay, Berkshire Hathaway hiện là một công ty có vốn hóa thị trường trị giá 705 tỷ đô la.
Warren Buffet hiến tặng phần lớn tài sản của mình cho hoạt động từ thiện. Hiện tại, giá trị tài sản ròng của tỷ phú Warren Buffet là 98,2 tỷ USD.
Larry Page, nhà đồng sáng lập Google
Tỷ phú 49 tuổi này có tài sản ròng trị giá 93,6 tỷ USD. Larry Page còn sở hữu 6% cổ phần ở Alphabet (tập đoàn này có tổng giá trị lên tới 79,5 tỷ USD). Ngoài ra, Larry Page còn có 14,1 tỷ USD tiền mặt.
Đôi bạn thân Larry Page và Sergey Brin sáng lập nên Google vào năm 1988. Cả hai đều lọt Top 10 người giàu nhất thế giới. Đầu tháng 12 năm 2019, Larry Page tuyên bố rời ghế CEO của Alphabet (công ty mẹ của Google). Sergey Brin cũng từ chức chủ tịch của tập đoàn này.
Tỷ phú gốc Nga Sergey Brin
Sergey Brin sinh ra ở Moscow, Nga. Vào năm 1979, gia đình ông chuyển đến Mỹ khi ông mới 6 tuổi. Sau khi đồng sáng lập Google với Larry Page vào năm 1998, Brin trở thành chủ tịch công nghệ của Google vào năm 2001.
Sergey Brin sở hữu khối tài sản ròng trị giá 89,6 tỷ USD. Ông sở hữu 6% cổ phần Alphabet giống nhà đồng sáng lập Larry Page. Ngoài ra, ông cũng nắm trong tay 14,2 tỷ USD tiền mặt.
Dù rời ghế lãnh đạo, cả Page và Brin vẫn ở trong hội đồng quản trị và nắm quyền kiểm soát công ty. Vị trí Giám đốc điều hành Alphabet do người đứng đầu Google, Sundar Pichai đảm trách.
Tỷ phú Steve Ballmer
Steve Ballmer gia nhập Microsoft năm 1980 và là nhân viên thứ 30 của công ty sau khi Bill Gates thuyết phục ông bỏ thạc sĩ Đại học Stanford. Ông dần thăng tiến lên chức chủ tịch và sau đó là CEO thay Gates năm 2000. Năm 2014, Ballmer rời Microsoft sau hơn 3 thập kỷ gắn bó với công ty này.
Tỷ phú 66 tuổi này sở hữu tài sản ròng trị giá 88,4 tỷ USD, đồng thời sở hữu 4% cổ phần của Tập đoàn Microsoft.
Tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani
Ở tuổi 65, Mukesh Ambani là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Reliance Industries - công ty lọc dầu lớn nhất thế giới và là một trong những công ty giá trị nhất thế giới.
Tập đoàn ban đầu do cha ông thành lập nên, khởi điểm là công ty dệt may và hiện là một trong những phân khúc hàng đầu của nền kinh tế Ấn Độ.
Khoảng một nửa tài sản của Ambani là từ cổ phần trong công ty này. Cổ phần của ông chiếm 42% cổ phần công ty. Mukesh Ambani sở hữu Antilia - khu phức hợp bất động sản ở Mumbai trị giá 410 triệu USD.
Năm 2016, Ambani khai trương mạng điện thoại 4G trên khắp Ấn Độ, thu hút hơn 420 triệu thuê bao và đang có kế hoạch triển khai dịch vụ 5G.