Thời điểm hiện nay, TP Hà Nội đang tập trung nguồn lực để đưa 2 huyện lên quận vào năm 2023 và 3 quận còn lại trong giai đoạn 2023-2026.
Như chúng tôi đã đưa tin, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có quyết định ủy quyền cho 5 huyện lập đề án lên quận trong giai đoạn 2023 - 2025.
Theo đó, 5 huyện trên bao gồm: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng. Việc xây dựng đồ án phải hoàn thành chậm nhất trước ngày 31/12/2022.
Cập nhật quá trình lên quận của các huyện
Dựa vào 27 tiêu chí để lên quận, tính đến thời điểm hiện tại, huyện Đan Phượng đạt 21 tiêu chí; huyện Đông Anh đạt 26 tiêu chí; trong khi Gia Lâm đạt 25 tiêu chí; Hoài Đức đạt 22 tiêu chí và Thanh Trì đạt 24 tiêu chí.
Tuy nhiên Bí thư Tỉnh ủy Hà Nội cho biết hiện nếu cùng lúc cho cả 5 huyện lên quận thì sẽ gặp nhiều khó khăn. Cho nên, thành phố đang cố gắng để Đông Anh và Gia Lâm lên quận vào năm 2023. Các huyện còn lại sẽ được xem xét để lên quận trong năm 2024-2025.
Hiện nay, huyện Đông Anh đang thiếu 1 chỉ tiêu nữa để đạt đủ điều kiện lên quận là tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt chuẩn kỹ thuật. Để hoàn thành được chỉ tiêu trên, huyện cần cải thiện khả năng xử lý chất thải tại Nhà máy Xử lý nước thải Bắc Thăng Long.
Tuy nhiên hiện dự án này chưa được đầu tư cho nên huyện Đông Anh đang đề xuất cơ chế đầu tư, xây dựng các trạm xử lý nước thải cục bộ ở một số thôn.
Huyện Đông Anh đang trong quá trình tập trung hoàn thành 81 đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 nhằm khớp nối đồng bộ hạ tầng giữa các khu đô thị mới và khu dân cư hiện có.
Còn đối với huyện Gia Lâm, hai tiêu chí mà địa phương còn thiếu là cơ sở y tế và cân đối thu chi ngân sách.
Theo đó, huyện đã có chủ trương nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lâm với vốn ngân sách gần 1.000 tỷ đồng. Dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn 2023-2025 với mục đích nâng cấp từ 150 giường bệnh lên 500 giường bệnh để đạt đủ chỉ tiêu.
Ngoài ra, Gia Lâm cũng cấp kinh phí đầu tư nhiều dự án khác bao gồm cải tạo, chỉnh trang ao đình, sân chơi, vườn hoa, cây xanh…
Còn đối với 3 huyện còn lại, Sở Kế hoạch và Đầu tư đánh giá khối lượng công việc hoàn thành chỉ tiêu còn đang khá lớn và còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, một số tiêu chí còn chưa thống nhất được giữa huyện và sở gây ra nhiều bất cập.
Vì vậy, Sở đã xem xét và kiến nghị điều chỉnh lại quy hoạch lên quận của 5 huyện, cụ thể: trong giai đoạn 2022-2025, huyện Đông Anh và Gia Lâm sẽ hoàn thành các chỉ tiêu để hoàn thành đề án lên quận. Còn 3 huyện Mê Linh, Thanh Oai, Thường Tín sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2023-2026.
Đề án đô thị vệ tinh và thành phố trực thuộc thủ đô
Trong tháng 10/2022, ngoài việc tập trung đốc thúc 5 huyện trên hoàn thành đề án lên quận, TP Hà Nội cũng định hướng phát triển đô thị vệ tinh và các khu vực dự kiến phát triển thành quận.
Cụ thể, theo Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2045, thành phố xác định sẽ xây dựng thành phố trực thuộc thủ đô Hà Nội ở vùng phía bắc (Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía tây (vùng Hoà Lạc, Xuân Mai).
Bên cạnh các đồ án quy hoạch lên quận và thành phố, Hà Nội cũng định hướng 5 đô thị vệ tinh bao gồm: Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn.
Theo đó, ngoại trừ Hòa Lạc, 4 đô thị vệ tinh còn lại đã được thành phố phê duyệt quy hoạch chung từ năm 2015 với tổng diện tích trên 20.000 ha. Nhưng sau nhiều năm, các khu vực trên vẫn đang dậm chân tại chỗ ở khâu giải phóng mặt bằng.
Còn riêng đối với Hòa Lạc, khu vực này có diện tích lớn nhất 17.274 ha tuy nhiên hạ tầng tại đây còn ngổn ngang, chưa thể thành hình được.
Được biết, Hà Nội là địa phương có nhiều đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã nhất cả nước với 30 đơn vị. Tính đến năm 2022, thành phố có một thị xã (Sơn Tây), 12 quận trung tâm và 17 huyện. Trước đó, thủ đô chỉ có 4 quận lõi là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Đống Đa.
Xem thêm: Hà Nội giao 5 huyện lập đề án lên quận
Chủ tịch Hà Nội lệnh trước Tết phải xong dự án 'đắp chiếu' gần 10 năm
Ông Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống lãng phí Hà Nội