Sống

Loài cây trổ ra vàng theo đúng nghĩa đen, có thể dùng để tìm kiếm mỏ vàng

Nhật Linh 06/03/2024 08:25

Loài cây này có khả năng hấp thụ hạt vàng nhỏ dưới lòng đất và phát tán vào cành và lá cây.

Năm 2013, các nhà khoa học từ Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) ở Australia đã phát hiện ra việc các cây bạch đàn trong nội địa nước này đang hấp thụ các hạt vàng nhỏ dưới lòng đất và phát tán nó vào các cành và lá cây.

Cây bạch đàn có khả năng vận chuyển đến lá các hạt vàng cực nhỏ từ các mỏ sâu nhờ vào bộ rễ dài đến khó tin của chúng

Cây bạch đàn có khả năng vận chuyển đến lá các hạt vàng cực nhỏ từ các mỏ sâu nhờ vào bộ rễ dài đến khó tin của chúng

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Communications, rễ của cây bạch đàn có thể ăn sâu 40m vào lòng đất để tìm kiếm nguồn nước. Loại cây này có khả năng vận chuyển đến lá các hạt vàng cực nhỏ từ các mỏ sâu nhờ vào bộ rễ dài đến khó tin của chúng.

Trước đó, người ta cho rằng vàng trong lá cây bạch đàn là do ô nhiễm bề mặt chứ không phải vàng được hấp thụ từ môi trường. Tuy nhiên, nghiên cứu trên đã phát hiện vàng xuất hiện từ rễ đến lá.

Nghiên cứu trên đã phát hiện vàng xuất hiện từ rễ đến lá của cây bạch đàn

Nghiên cứu trên đã phát hiện vàng xuất hiện từ rễ đến lá của cây bạch đàn

Các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm đến khu Freddo Gold Prospect ở phía bắc thành phố Kalgoorlie (Tây Australia) để kiểm chứng. Bên trên mỏ vàng nằm sâu trong lòng đất là những cây bạch đàn lớn. Nhóm phát hiện lá, cành cây và vỏ cây chứa hàm lượng Au (ký hiệu hóa học của vàng) cao đáng kể.

Sau phát hiện này, các nhà nghiên cứu lại làm thêm một thí nghiệm trong nhà kính. Họ trồng cây con trong chậu cát có pha vàng. Kết quả, kính hiển vi điện tử cũng tìm thấy các hạt Au trong lá của những cây này.

Ảnh chụp X-quang cho thấy các hạt vàng và kim loại khác trong cấu trúc lá bạch đàn ở Australia

Ảnh chụp X-quang cho thấy các hạt vàng và kim loại khác trong cấu trúc lá bạch đàn ở Australia

Dù vậy, kể cả khi bạch đàn được trồng ngay trên một mỏ vàng, tỉ lệ vàng có trong lá cây cũng chỉ khoảng 0,000005% theo trọng lượng của lá. Nghĩa là sẽ phải cần đến 500 cây bạch đàn sống trực tiếp trên một mỏ vàng để có đủ số vàng cho một chiếc nhẫn cưới.

Tuy nhiên, do cây bạch đàn rất phổ biến ở Australia, phát hiện này có thể mang đến cho các tập đoàn khai thác vàng một giải pháp thăm dò rẻ và an toàn với môi trường hơn các phương pháp cũ.

Bằng cách thu thập và phân tích các mẫu thực vật để tìm kiếm dấu vết khoáng vật, chúng ta có thể biết được các yếu tố dưới lòng đất mà không phải khoan thăm dò. Nó là cách nhắm tới việc tìm kiếm quặng rẻ và không hại môi trường.

Dù vậy, kể cả khi bạch đàn được trồng ngay trên một mỏ vàng, tỉ lệ vàng có trong lá cây cũng chỉ khoảng khoảng 0,000005% theo trọng lượng của lá

Dù vậy, kể cả khi bạch đàn được trồng ngay trên một mỏ vàng, tỉ lệ vàng có trong lá cây cũng chỉ khoảng khoảng 0,000005% theo trọng lượng của lá

Theo các nhà nghiên cứu ở CSIRO, kĩ thuật chụp ảnh X-quang cũng cho biết về sự có mặt của các kim loại khác trong lá cây, mở ra khả năng sử dụng kĩ thuật này để phát hiện các mỏ quặng kim loại như kẽm và đồng.

>> Loại đặc sản đắt đỏ bậc nhất Việt Nam chỉ sống trên núi cao, có cây cổ thụ 500 tuổi được trả hơn 6 tỷ

5 loại cây cảnh trồng trong nhà vừa đẹp lại giúp thanh lọc không khí, tốt cho sức khoẻ

3 loại cây ‘chiêu tài, đắc lộc’, là báu vật gia truyền chẳng trách nhà giàu nào cũng có

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/loai-cay-tro-ra-vang-theo-dung-nghia-den-co-the-dung-de-tim-kiem-mo-vang-d117384.html
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Loài cây trổ ra vàng theo đúng nghĩa đen, có thể dùng để tìm kiếm mỏ vàng
    POWERED BY ONECMS & INTECH