Loại quả "chất lượng nhất thế giới" của Việt Nam được Mỹ, Trung Quốc xếp hàng săn đón, là 'quả vàng, quả bạc' rất tốt cho tim, da và giảm cân
Hiện, diện tích loại quả này ở Việt Nam chiếm 1,67% diện tích trên thế giới.
Cấp 'visa' cho dừa Việt
Theo đánh giá của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), Việt Nam được đánh giá là quốc gia có sản lượng và chất lượng dừa cao nhất trên thế giới. Hiện nay, ngành công nghiệp dừa của Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trên thị trường thế giới, với diện tích vượt quá 188,000 hecta, hiếm 1.67% diện tích trồng dừa trên toàn cầu và 2.07% diện tích trồng dừa châu Á. Nếu tính đến năm 2010, diện tích trồng dừa của Việt Nam đứng thứ sáu trên thế giới, thì đến năm 2021, Việt Nam đã leo lên vị trí thứ năm trên thế giới.
Dừa là một loại cây trồng đa dụng và có giá trị cao, có thể sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm từ các phần khác nhau của cây dừa. Cây dừa hiện đang là nguồn thu nhập cho khoảng 389.530 hộ nông dân. Bến Tre được xem là "thủ phủ dừa" của cả nước, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của tỉnh Bến Tre báo cáo rằng đến cuối năm 2022, tổng diện tích trồng dừa của tỉnh vượt quá 78,000 hecta, tăng thêm 768 hecta. Diện tích đang cho trái là hơn 71,400 hecta, với tổng sản lượng ước khoảng 688 triệu trái/năm. Các sản phẩm từ dừa của Bến Tre đã xuất khẩu ra hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hầu hết các sản phẩm chế biến từ dừa có giá trị gia tăng cao như cơm dừa nạo sấy, bột sữa dừa, sữa dừa đóng hộp, nước dừa đóng hộp, dầu dừa tinh khiết, và mỹ phẩm từ dừa...
Trong năm qua, kim ngạch xuất khẩu dừa của Việt Nam đã đạt 900 triệu USD, đưa nước ta trở thành quốc gia xuất khẩu sản phẩm từ dừa lớn thứ tư trên thị trường thế giới. Nếu tính cả các nhóm sản phẩm khác sử dụng nguyên liệu từ dừa, thì ngành này có thể đã gia nhập nhóm xuất khẩu tỷ đô. Năm 2023, ngành công nghiệp dừa hướng tới mục tiêu xuất khẩu dừa và các sản phẩm từ dừa vượt quá 1 tỷ USD.
Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Cục Kiểm dịch động thực vật Mỹ đã thông báo về chương trình nghị sự và mời Cục Bảo vệ thực vật tham gia cuộc họp song phương về sức khỏe cây trồng năm 2023. Trong thông báo này, Mỹ cũng thông báo về việc mở cửa thị trường với quả dừa Việt Nam. Kết quả đánh giá cho thấy, quả dừa Việt Nam đáp ứng yêu cầu của Mỹ và đã được phê duyệt cho việc xuất khẩu. Cơ sở dữ liệu nhập khẩu nông sản của Mỹ cũng đã được cập nhật để phê duyệt nhập khẩu dừa non Việt Nam. Các nhà sản xuất Việt Nam có thể bắt đầu xuất khẩu dừa sang Mỹ ngay lập tức.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc cũng đã kiểm tra các vùng trồng và cơ sở đóng gói dừa tươi ở Việt Nam để tạo cơ sở cho việc ký kết nghị định thư giữa hai quốc gia. Mở cửa thêm thị trường Mỹ và kế tiếp là Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu dừa và đạt được mốc tỷ USD.
'Quả vàng, quả bạc' rất tốt cho sức khỏe
Dừa là một loại trái cây quen thuộc ở vùng nhiệt đới. Nghiên cứu cho thấy nước dừa có nhiều vitamin C, sắt, photpho, kali, magie, natri, lipid, protein, đường, các chất khoáng... Cùi dừa cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
1. Ngăn ngừa mất nước trong cơ thể
Nước trong dừa non là một trong những nguồn cung cấp chất điện giải cao nhất. Chất điện giải có nhiệm vụ giữ cho cơ thể đủ nước để các cơ và dây thần kinh có thể hoạt động thích hợp. Nhờ nước dừa rất giàu kali và các khoáng chất khác nên nó điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể. Nó đã được dùng để điều trị chứng mất nước mỗi khi bạn bị bệnh lỵ; dịch tả; tiêu chảy; cúm và sự cân bằng chất điện phân.
Uống một cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa; tạm biệt nhiệt miệng và nhanh chóng hồi phục cơ thể sau khi mất nước. Vì vậy, uống nước từ một quả dừa non sau khi tập luyện căng thẳng sẽ có rất có lợi cho sức khỏe của bạn.
2. Có lợi cho sức khỏe tim mạch
Theo các nhà nghiên cứu, những bệnh nhân có huyết áp cao thường có mức độ kali thấp. Vì vậy, uống nước dừa thường xuyên có thể khá hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp do dừa chứa nồng độ cao kali và axit lauric.
Tương tự, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nước dừa có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol; và làm cho nó trở thành một thứ nước uống tự nhiên tuyệt vời để điều trị và duy trì sức khỏe tim mạch.
3. Giúp làm đẹp da
Cytokinin được tìm thấy trong nước dừa giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào da. Bên cạnh đó trong nước dừa có chứa acid lauric có thể giảm thiểu sự lão hóa của tế bào da; cân bằng độ PH và giữ cho các mô da liên kết mạnh mẽ; làm ẩm cho da. Chất chống oxy hóa trong dừa có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và bảo vệ làn da của bạn khỏi bức xạ có hại từ ánh nắng mặt trời.
Vì vậy, chỉ cần áp dụng thoa nước dừa lên vùng da mỗi tối trước khi đi ngủ có thể giúp hạn chế mụn trứng cá; nếp nhăn; vết rạ; ngứa da và eczema.
4. Có lợi cho tiêu hóa
Nước dừa chứa axit lauric mà khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin. Monolaurin sẽ giúp kháng vi-rút; kháng khuẩn; chống giun đường ruột; ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa khác ở trẻ em và người lớn.
Ngoài ra, nước từ dừa đóng vai trò như một loại thuốc kháng sinh và là một phương thuốc đơn giản cho những vấn đề về đường ruột. Bạn có thể áp dụng bằng cách trộn một thìa cà phê dầu ôliu vào một cốc nước dừa và uống hàng ngày (ít nhất ba ngày/ tuần).
Đối với các vấn đề về táo bón, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa thông thường khác nên uống một cốc nước dừa ngày 2 lần.
5. Hỗ trợ giảm cân và kiểm soát cân nặng
Thay vì các loại sinh tố hay đồ uống nhiều calo, nước dừa là lựa chọn tuyệt vời nhất nếu bạn muốn một loại nước vừa tự nhiên, vừa ngon, giúp cơ thể khỏe và đẹp. Nước dừa rất giàu chất dinh dưỡng, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất bằng cách cung cấp nhiều oxy hơn cho cơ thể.
Quá trình trao đổi chất hoạt động thích hợp sẽ điều hòa tốt lượng đường trong máu; từ đó giúp kiểm soát các cơn thèm ăn không đáng có. Khi kết hợp nước dừa vào chế độ ăn kiêng, bạn sẽ thấy việc giảm cân trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
6. Chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ
Cùi dừa có chứa các hợp chất phenolic, là chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại của quá trình oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Polyphenol có thể ngăn chặn sự oxy hóa của Cholesterol LDL – một chất làm tăng khả năng mắc bệnh xơ vữa động mạch.
7. Tăng cường hệ miễn dịch
Trong thực tế,lượng kali có trong nước dừa gấp 2 lần lượng kali có trong chuối. Điều này giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp; tim mạch; hệ thần kinh và hệ miễn dịch; cũng như hấp thụ và cân bằng các chất lỏng bên trong của cơ thể.
Các chất béo đặc biệt có trong cùi dừa như caprylic, capric và lauric có tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng động vật nguyên sinh giúp tăng cường hệ miễn dịch và tiêu diệt mầm bệnh.
Chất monolaurin rất dồi dào trong nước dừa có thể giúp cơ thể chống lại virus và các axit béo thiết yếu trong dừa có thể giúp kìm hãm sự phát triển của các loại nấm.