Loạt dự án hạ tầng trọng điểm phía Nam 'rục rịch' xây dựng, mở rộng trong đầu năm 2024

03-06-2024 06:29|Quốc Chiến

Đầu năm 2024, một số tỉnh phía Nam như TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương đang thực hiện loạt dự án giao thông trọng điểm.

TP. HCM

Đầu tiên, dự án đường nối Vành đai 3 TP. HCM tới đường Võ Nguyên Giáp (TP. Thủ Đức) dài khoảng 6km, rộng 4 làn xe, trên tuyến xây cầu vượt nút giao Lê Văn Việt và nút giao Gò Công, tổng vốn khoảng 8.500 tỷ đồng. Dự án này được nêu trong công văn Sở Giao thông Vận tải TP. HCM gửi UBND TP. HCM về kết quả rà soát kết nối các tuyến đường bộ cao tốc.

Theo Sở Giao thông Vận tải TP. HCM, dự án Vành đai 3 TP. HCM qua địa bàn TP. Thủ Đức dài khoảng 14,7km. Tuy nhiên, trong phạm vi dự án chỉ bố trí một nút giao khác mức (nút giao cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) và một chỗ ra, vào Vành đai 3 là khu vực cảng ICD Long Bình, cùng với nút giao Tân Vạn trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Do đó, Sở Giao thông Vận tải TP. HCM đề xuất đầu tư hoàn chỉnh nút giao thông Gò Công trên Vành đai 3 TP. HCM và đường nối từ nút giao Gò Công đến đường Võ Nguyên Giáp (trước đây là Xa lộ Hà Nội).

Bối cảnh 3D Vành đai 3 TP. HCM

Bối cảnh 3D Vành đai 3 TP. HCM

Theo đề xuất, xây mới tuyến đường từ nút giao Gò Công đến đường Võ Nguyên Giáp dài 5,9km. Dự án giải phóng mặt bằng một lần rộng 67m (từ Gò Công đến đường Lê Văn Việt), giai đoạn một làm trước 4 làn xe hai bên (để trống ở giữa 27,5m dự phòng mở rộng sau này). Đồng thời, dự án xây dựng cầu vượt nút giao Lê Văn Việt, nút giao Gò Công.

>> 'Gạt bỏ' tin đồn có thể bị phá sản, 'vua hầm' Đèo Cả sẽ đầu tư thêm hơn 400km đường cao tốc

Cùng với dự án này, Sở Giao thông Vận tải TP. HCM đề xuất bổ sung kết nối lên xuống giữa đường Vành đai 3 TP. HCM với đường Phước Thiện (phường Long Bình, TP. Thủ Đức). Theo phương án, tại vị trí trước và sau chỗ ra, vào Vành đai 3 TP. HCM và đường Phước Thiện bố trí 4 nhánh lên xuống, chiều dài mỗi nhánh 250m, rộng 7m.

Đồng thời, khu vực nút giao đường song hành Vành đai 3 với đường Phước Thiện, TP. HCM sẽ bố trí đảo tròn đường kính 60m để tổ chức giao thông khu vực quay đầu, rẽ trái/phải lên Vành đai 3; xây hầm chui trên đường Phước Thiện 4 làn xe; xây dựng đường Phước Thiện theo quy hoạch, chiều dài 1,8km. Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 2.108 tỷ đồng bằng vốn ngân sách TP. HCM.

Ngoài ra, TP. HCM cho biết sẽ xây mới đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu, mở rộng đường Nguyễn Thị Định (từ nút giao Mỹ Thủy đến phà Cát Lái), mở rộng hai đoạn đường Võ Chí Công - 4 dự án tổng vốn hơn 13.000 tỷ đồng giúp giảm ùn tắc khu vực cảng Cát Lái.

Cảng Cát Lái (TP. Thủ Đức) hiện là cảng lớn nhất nước với sản lượng hàng hóa chiếm khoảng 85% so với các cảng phía Nam và chiếm 50% cả nước.

Bên cạnh đó, TP. HCM đề xuất 9.9 tỷ USD xây đường sắt TP. HCM - TP. Cần Thơ; 17.200 tỷ đồng xây mới 2 tuyến đường kết nối với tỉnh Long An; Nghiên cứu xây dựng cầu Cần Giờ hơn 11.000 tỷ dồng; 2,400 tỷ đồng xây nút giao đường Rừng Sác với cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Bình Dương

Hiện nay, đường ĐT.749A, đoạn giao với các tuyến ĐT.750, Hồ Chí Minh giáp Bình Phước và Tây Ninh được tỉnh Bình Dương chi hơn 740 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp, mở rộng từ 2 làn xe lên 4 làn xe. Đây là tuyến đường tỉnh quan trọng kết nối các khu vực phía Đông của huyện Dầu Tiếng.

Tuyến ĐT.749A có chiều dài trên 45km, qua 3 huyện, thị của tỉnh Bình Dương gồm Bàu Bàng, Bến Cát, Dầu Tiếng. Đoạn đi qua xã Long Hòa (huyện Dầu Tiếng) vừa được triển khai xây dựng có chiều dài gần 5km, rộng 19m.

>> Bộ Xây dựng bất ngờ tung ‘phao cứu sinh’ cho dự án của Novaland

Dự án này kỳ vọng giảm áp lực lưu lượng giao thông trên tuyến đường Vành Đai 4 TP. HCM và giúp mạng giao thông của khu vực phát triển đồng bộ, liên hoàn theo cả hướng Bắc Nam và Đông Tây (Bình Dương). Qua đó, dự án kết nối đô thị Bến Cát, Thủ Dầu Một, Tân Uyên tạo thành hành lang kinh tế thương mại.

Bên cạnh đó, Bình Dương chuẩn bị thông xe cầu Đò 2 với tổng mức đầu tư 213 tỷ đồng; khởi động dự án hầm chui nút giao thông ngã năm Phước Kiến (TP. Thủ Dầu Một).

Đồng Nai

Vào tháng 3/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký văn bản số 175/TTg-CN về việc đầu tư Cảng Hàng không Biên Hòa theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Theo đó, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ là cơ quan có thẩm quyền triển khai đầu tư dự án Cảng Hàng không Biên Hòa theo phương thức đối tác công tư như đề nghị của UBND tỉnh Đồng Nai, Bộ Giao thông Vận tải và ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan phối hợp, hỗ trợ UBND tỉnh Đồng Nai trong quá trình triển khai dự án.

Đồng thời, UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ với các Bộ gồm: Giao thông Vận tải, Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai.

Dự án sân bay Biên Hoà tọa lạc tại phường Tân Phong, thuộc trung tâm của thành phố Biên Hoà (tỉnh Đồng Nai), cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 25km và cách sân bay quốc tế Long Thành khoảng 32km.

Khi sân bay Biên Hòa được đưa vào khai thác dân sự, Đồng Nai sẽ là địa phương đầu tiên của cả nước sở hữu cùng lúc hai sân bay phục vụ dân sự - thương mại là sân bay Quốc tế Long Thành và sân bay lưỡng dụng Biên Hòa.

>> Cho thuê BĐS đang trở thành điểm ‘hốt bạc’, doanh nghiệp nước ngoài có được đầu tư không?

'Siêu' dự án tuyến đường sắt 40.000 tỷ chạy ngầm ở Hà Nội có diễn biến mới

Tập đoàn Sơn Hải trúng gói thầu hơn 400 tỷ thuộc tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/loat-du-an-ha-tang-trong-diem-phia-nam-ruc-rich-xay-dung-mo-rong-trong-dau-nam-2024-d124190.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Loạt dự án hạ tầng trọng điểm phía Nam 'rục rịch' xây dựng, mở rộng trong đầu năm 2024
    POWERED BY ONECMS & INTECH