Nhóm cổ phiếu thép dưới góc nhìn không mấy tích cực trong dài hạn nên được cân nhắc chốt lời sau nhịp tăng vừa qua.
Trong khi thị trường chứng khoán điều chỉnh phiên đầu tuần (ngày 13/11), nhóm cổ phiếu thép ngược dòng tăng giá và duy trì trạng thái tích cực đến thời điểm kết phiên. Đóng cửa, cổ phiếu SMC tăng kịch trần; các mã HSG, NKG, TIS, VGS,... tăng từ 3 - 4%. Cổ phiếu HPG với mức tăng 2,64% là mã tác động tích cực nhất đến VN-Index trong phiên này.
Thực tế, nhóm cổ phiếu ngành thép đã duy trì nhịp hồi phục 10 - 20% kể từ đầu tháng 11. Dây cũng là diễn biến chung của thị trường chứng khoán.
Đầu phiên sáng 14/11, các cổ phiếu thép vẫn giao dịch tương đối khả quan với POM tăng 2,8%, NKG tăng 1,2%, HSG và HPG tăng 0,9%,...
Câu chuyện ngắn hạn
Theo cập nhật, kể từ tuần trước, nhiều công thép đồng loạt báo tăng giá bán thép trong đó ngày 6/11, các doanh nghiệp như Công ty TNHH SX & TM Minh Ngọc, CTCP Đầu tư và Phát triển Mỹ Việt hay Công ty TNHH Công nghiệp Chính Đại đã điều chỉnh tăng giá bán hàng thép ống, hộp mạ kẽm các loại tăng 200 đồng/kg từ ngày 6/11.
Ở nhóm thượng nguồn, Tập đoàn Hoa Sen (Mã HSG) cũng điều chỉnh tăng 200 đồng/kg với các sản phẩm tôn mạ từ 10/11.
Trên thị trường quốc tế, giá thép cây giao kỳ hạn tháng 1/2024 trên sàn giao dịch Thượng Hải cũng đã bắt đầu tăng từ cuối tháng 10 và đang ở mức 3.870 Nhân dân tệ/tấn.
Theo thông tin từ VSA, Hiệp hội Thép Thế giới (WorldSteel) cập nhật về Triển vọng ngắn hạn cho năm 2023 và 2024. Worldsteel dự báo nhu cầu thép sẽ tăng 1,8% trong năm 2023 và đạt 1.814,5 triệu tấn sau khi giảm 3,3% trong năm 2022. Năm 2024, nhu cầu thép dự kiến tăng 1,9% đạt 1.849,1 triệu tấn.
Khó khăn còn nhiều
Trong báo cáo cập nhật mới đây, Chứng khoán Mirae Asset đánh giá việc EVN tăng giá điện bán lẻ sẽ làm giá vốn hàng bán của các doanh nghiệp sản xuất trong đó có thép tăng đáng kể qua đó tiếp tục bào mòn lợi nhuận.
Xem thêm: Cập nhật KQKD quý 3/2023: Gần 200 doanh nghiệp báo lỗ
Ngày 9/11, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có quyết định về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,5% từ ngày 9/11.
Theo ước tính, chi phí điện chiếm khoảng 9 - 10% giá vốn hàng bán đối với doanh nghiệp sản xuất thép. Mirae Asset ước tính, chi phí điện tăng 4,5% có thể khiến tổng lợi nhuận trước thuế của nhóm doanh nghiệp thép giảm 23%.
Thực tế, việc chuyển tiếp chi phí cho người tiêu dùng là không dễ. Nhất là khi giá thép xây dựng trong nước vẫn đang liên tục sụt giảm trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ chậm do thị trường bất động sản còn ảm đạm, đầu tư công chưa khởi sắc và áp lực từ thép nhập khẩu khiến giá thép nội địa chịu tác động lớn.
Sau 19 lần điều chỉnh giảm liên tiếp, giá thép Hòa Phát các loại đã rơi xuống vùng 13 - 14 triệu đồng/tấn, thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Xem thêm: Biên lãi gộp quý 3 của doanh nghiệp thép mỏng như lá lúa, CTCK cảnh báo rủi ro quý 4
Con trai Chủ tịch Hòa Phát (HPG) lãi ngay trăm tỷ sau khi 43 triệu cổ phiếu T+ về tài khoản
Cổ phiếu thép lớn đồng loạt tăng mạnh 4 phiên, HSG áp sát đỉnh 2 năm
Dung Quất 2 sắp vận hành, CTCK thông tin bất ngờ về định giá cổ phiếu Hòa Phát (HPG)
'Game thoái vốn' Nhà nước đẩy cổ phiếu thép kịch trần 10 phiên, dư địa tăng tới đâu?