'Lúa mì tím' mọc hoang khắp đồng quê Việt, hoa và quả được Trung Quốc thu mua giá cao
Loài cây mọc đầy ven sông, đồng ruộng khắp các vùng quê Việt Nam còn sở hữu giá trị kinh tế và dược liệu bất ngờ, được ví như “lúa mì tím” bản địa.
Dạo quanh những cánh đồng, triền đê hay bờ ao tại nhiều vùng quê Việt Nam, không khó để bắt gặp một loài cây dại mang hoa tím nhạt, mọc thành chùm giống như bông lúa. Người dân địa phương gọi loài cây này bằng nhiều cái tên: nghể bông, nghể bà, nghể hoa trắng... Song chính vẻ ngoài đặc trưng khiến nhiều người quen miệng gọi nó là “lúa mì tím”.
Nghể bông có mặt rộng rãi ở cả vùng núi cao 600m lẫn đồng bằng trung du nước ta. Không kén đất, chịu hạn tốt, lại có khả năng tái sinh sau khi bị cắt, loài cây này phát triển mạnh mẽ tại những khu vực ẩm ướt như bờ mương, ruộng nước hay ven hồ. Nhờ đặc tính ưa sáng và sinh trưởng mạnh, nghể bông trở thành một phần quen thuộc trong hệ sinh thái nông thôn Việt Nam.
Không chỉ phổ biến ở Việt Nam, nghể bông còn được ghi nhận tại nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Ấn Độ và Indonesia. Tuy nhiên, ở mỗi nơi, công dụng và giá trị của loài cây này lại được khai thác theo cách riêng.
![]() |
Cây nghể bông có giá trị y học rất lớn. Ảnh minh họa |
>> Loại cây dễ sống như cỏ dại, lá khô bán hơn 1 triệu đồng/kg, Việt Nam trồng làm cảnh khắp nơi
Tuy là cây mọc hoang, nghể bông vẫn có giá trị sử dụng nhất định trong ẩm thực. Tại một số địa phương xưa kia, lá và cành non của cây từng được chần sơ, trộn làm món nộm thanh mát.
Ngày nay, khi các loại rau xanh đa dạng hơn, vai trò thực phẩm của nghể bông không còn phổ biến. Thay vào đó, cây được tận dụng làm nguồn thức ăn chăn nuôi nhờ sinh khối lớn, dễ thu hoạch và không tốn kém chi phí trồng trọt.
Một công dụng ít người biết khác là dùng cây khô để xua muỗi, ruồi bằng cách đốt. Tuy nhiên phương pháp này ít được ứng dụng rộng rãi vì dễ gây kích ứng mắt.
Giá trị lớn nhất của nghể bông lại nằm ở lĩnh vực y học cổ truyền. Theo kinh nghiệm dân gian và một số nghiên cứu Đông y, toàn cây có vị cay, tính ấm, ít độc, giúp khu phong, hoạt huyết, giảm đau và tiêu viêm. Hạt cây được xem như vị thuốc giải độc, lợi tiểu, làm sáng mắt. Trong khi đó, phần rễ tuy có độc, nhưng nếu dùng ngoài da với liều lượng hợp lý có thể hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp.
Đặc biệt, hoa và quả nghể bông lại chứa nhiều hoạt chất quý, có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau và lưu thông khí huyết. Tại Trung Quốc, quả của loài cây này đã được thu mua với giá lên tới 60 nhân dân tệ/kg (khoảng 207.000 đồng), mở ra tiềm năng khai thác thương mại đáng chú ý.
>> Loại cây là 'bùa phong thủy hút lộc', giá hoa khô lên đến 250.000 đồng/kg