9 tháng đầu năm, số lượt nhà mua hàng hỏi đặt sản phẩm "Made in Vietnam" trên nền tảng bán buôn trực tuyến của Alibaba tăng 47%.
Sáng 28/11, Bộ Công thương chính thức mở đăng ký lựa chọn 100 doanh nghiệp tham gia gian hàng Vietnam Pavilion. Đây là gian hàng Quốc gia Việt Nam trên sàn thương mại điện tử Alibaba.com.
Trong chương trình này, Alibaba Việt Nam đã đơn giản hoá 15 tiêu chí xét duyệt tuy nhiên yêu cầu bắt buộc là các sản phẩm made in Vietnam (sản xuất tại Việt Nam) phải xem xét uy tín và chất lượng, sử dụng công cụ thương mại điện tử B2B liên tục, hiệu quả.
Các doanh nghiệp đã chứng minh được tiềm năng xuất khẩu sẽ được ưu tiên đưa lên gian hàng Vietnam Pavilion.
Doanh nghiệp có thể tham gia ứng tuyển từ ngày 28/11 đến hết ngày 31/12/2023.
Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) |
Giám đốc Quốc gia Alibaba.com Việt Nam cho biết trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn việc tiếp cận người dùng qua các nền tảng trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và có thể đạt bước tăng trưởng đột phá.
Theo ông Zhang, trong giai đoạn các mô hình bán lẻ truyền thống dần trở nên suy thoái thì cơ hội sẽ dành cho thương mại điện tử. Nửa đầu năm, các doanh nghiệp trên nền tảng Alibaba.com đang trên đà hồi phục.
"Thương mại điện tử sẽ giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu hàng hoá ra toàn cầu. Alibaba sẽ hỗ trợ từ việc hỗ trợ triển khai lên sàn thương mại điện tử cho đến việc làm thế nào thúc đẩy tăng trưởng cũng như kinh doanh hiệu quả", ông Mike Zhang cho hay.
Theo ông Mike Zhang, Giám đốc Quốc gia Alibaba.com Việt Nam, hàng hoá Việt Nam rất được ưa thích tại Trung Quốc và thế giới.
Tốc độ tăng trưởng lượng người dùng quan tâm đến hàng hoá Việt Nam trên Alibaba.com cũng nhanh hơn nhiều so với tốc độ trung bình của thị trường toàn cầu.
Trong 9 tháng đầu năm, số lượt nhà mua hàng hỏi đặt sản phẩm "Made in Vietnam" trên nền tảng bán buôn trực tuyến của Alibaba tăng 47%.
Hiện có "hàng nghìn" doanh nghiệp, chủ yếu là vừa và nhỏ của Việt Nam có mặt trên nền tảng này. Một số đơn vị đã tham gia lâu năm như đồ nội thất Nghĩa Sơn, đồ điện tử Lioa, thực phẩm Rita, bao bì Bình Minh, sản phẩm tóc Apohair. Về cơ cấu, nhóm ngành có nhiều nhà cung cấp Việt Nam hàng đầu là thực phẩm và đồ uống, nhà cửa và vườn tược, nông nghiệp và làm đẹp.
Giám đốc Quốc gia Alibaba.com Việt Nam cho biết trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn việc tiếp cận người dùng qua các nền tảng trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và có thể đạt bước tăng trưởng đột phá. Trong giai đoạn các mô hình bán lẻ truyền thống dần trở nên suy thoái thì cơ hội sẽ dành cho thương mại điện tử.
Còn theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, hợp tác với Alibaba sẽ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ mở ra những phương thức xúc tiến thương mại mới, có cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu.
> > Giữa hàng loạt chuỗi bán lẻ mỹ phẩm có tiếng, vì sao ông lớn Alibaba lại chọn Hasaki?
Cuộc đua ‘đốt tiền’ giành thị phần của các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam
Temu 'đại náo' Việt Nam và thế giới, tài sản tỷ phú Colin Huang diễn biến lạ