Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện nay khá "màu mỡ" khi Statista dự đoán doanh thu từ thị trường này tại Việt Nam đạt mức 2,36 tỷ USD trong năm 2023.
Theo thông tin từ DealStreetAsia, gã khổng lồ bán lẻ Trung Quốc Alibaba, thông qua đơn vị thành viên Alibaba International Digital Commerce Group (AIDC) đã đồng ý mua cổ phần thiểu số trong chuỗi cửa hàng chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe Hasaki có trụ sở tại Việt Nam.
Ngoài viêc thâu tóm Lazada ở Đông Nam Á thì đây có thể coi là thương vụ thứ 2 của Alibaba riêng tại thị trường Việt Nam, sau khoản đầu tư vào The CrownX, nền tảng bán lẻ tích hợp của tập đoàn Masan Group.
Tuy nhiên đây cũng là lần đầu tiên Alibaba lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ mỹ phẩm. Còn rất nhiều cái tên đáng chú ý khác trong thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam, vì sao ông lớn Thương mại điện tử Alibaba lại chọn Hasaki?
Thực tế nhìn vào độ phủ, Hasaki đang thuộc top đầu thị trường với hơn 140 cửa hàng bán lẻ và phòng khám khắp cả nước. Ngoài mạng lưới cửa hàng vật lý, Hasaki còn vận hành một nền tảng bán lẻ trực tuyến, bao gồm website, ứng dụng di động và cửa hàng trên sàn thương mại điện tử.
Tính đến tháng 11/2023, Hasaki đang có tổng cộng 3,8 triệu hội viên, với gần 750.000 người mua sắm mỗi tháng. Công ty đã đặt mục tiêu chiếm ít nhất 35% thị phần nội địa vào năm 2027.
Hiện tại chuỗi này đang có sự hậu thuẫn của Quỹ Excelsior Capital có trụ sở Hong Kong. Nhìn vào tốc độ phát triển của Hasaki thì có thể thấy thị trường bán lẻ mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân ở Việt Nam màu mỡ như thế nào.
Ra đời sớm nhất trong lĩnh vực bán lẻ mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam có thể kể đến là Medicare (từ năm 2001) và là chuỗi duy nhất trong lĩnh vực này tại Việt Nam trong suốt 10 năm sau đó trước khi có sự xuất hiện của Guardian. Tuy nhiên đến hiện tại thì hệ thống Medicare chỉ có khoảng 70 cửa hàng và chủ yếu tập trung ở các địa phương khác ngoài TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Xuất hiện sau nhưng Guardian đã vươn lên dẫn đầu thị trường từ năm 2017 và hiện đang vận hành khoảng 130 cửa hàng vật lý và các nền tảng online. Đây là một thương hiệu của DFI Retail Group, một trong những nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á và là một phần trong hệ sinh thái đa nghành nổi tiếng Trending Martinson.
Chưa có những con số thị phần cụ thể giữa các chuỗi ở thời điểm hiện tại nhưng có lẽ Guardian và đang là những cái tên sáng nhất. Nếu Hasaki trung thành với tệp khách hàng phổ thông từ những ngày đầu tiên thì Guardian chỉ mới bắt đầu đại chúng hóa chuỗi cửa hàng từ giữa năm 2019. Mặt khác trong khi Guardian khi về Việt Nam không tích hợp mảng nhà thuốc để hạn chế cạnh tranh và tập trung toàn lực cho chuỗi mỹ phẩm thì Hasaki lại được cho là khá thành công với chuỗi 15 Spa Clinic trên khắp cả nước.
Bên cạnh đó trên thị trường hiện nay còn có những cái tên nổi bật khác như Beauty Box dưới sự hậu thuẫn của Mekong Capital cũng đang có 15 cửa hàng tại các trung tâm thương mại lớn và sang trọng tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, chủ yếu tập trung vào tệp khách hàng cao cấp. Điều đáng nói đây là 1 chuỗi nằm trong hệ sinh thái của HSV Group, bên cạnh các chuỗi cửa hàng chính hãng của THEFACESHOP, Reebok. Theo số liệu tự công bố thì năm ngoái HSV Group đạt doanh thu 384 tỷ đặc biệt biên lãi gộp trên 47% cao gấp 3 lần bình quân toàn ngành bán lẻ. Năm nay doanh nghiệp kì vọng có hơn 658 tỷ đồng doanh thu và EBITDA gần 20 tỷ.
Theo dữ liệu mới nhất về dân số Việt Nam, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ gia tăng dân số thuộc tầng lớp trung lưu nhanh nhất Đông Nam Á. Hiện nay, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026. Khi thu nhập của người dân tăng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và làm đẹp bản thân cũng tăng lên, qua đó giúp thị trường bán lẻ mỹ phẩm phát triển hơn.
Trong báo cáo gần đây của Statista về doanh thu của thị trường bán lẻ mỹ phẩm Việt Nam, năm 2022 doanh thu ngành mỹ phẩm đạt mức 2,2 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt 2,69 tỷ USD vào năm 2027. Trong năm 2023, Statista dự đoán doanh thu từ thị trường bán lẻ mỹ phẩm tại Việt Nam đạt mức 2,36 tỷ USD. Tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) của thị trường bán lẻ mỹ phẩm Việt giai đoạn 2023 – 2027 ước đạt 3,32%.
Có thể 'miếng bánh' bán lẻ mỹ phẩm này không 'dễ ăn', như thegioiskinfood hay là Nuty Cosmetics. Mặc dù chỉ ra đời sau Guardian khi mà thị trường còn ít cạnh tranh nhưng 2 hãng này vẫn khó duy trì được khả năng bành trướng, hay như chuỗi AB Beauty World ra mắt rất rầm rộ và liên tục mở mới cửa hàng như vậy song đến nay cũng chỉ còn lại 11 cửa hàng. Đây từng được kỳ vọng sẽ là mảnh ghép chủ lực trong lĩnh vực bán lẻ nằm trong hệ sinh thái gồm bất động sản, khách sạn, thẩm mỹ viện của vợ chồng bà Mã Đào Ngọc Bích và ông Lê Hữu Nghĩa.
Hai ông lớn quốc tế Watsons từng gây chú ý với cửa hàng đầu tiên tại BITEXCO thì đến nay cũng chỉ còn lại 6 cửa hàng. Một thương hiệu khác Sociolla của Indonesia cũng chỉ còn giữ lại 12 điểm bán trong hệ thống, Chủ bán lẻ mỹ phẩm hàng đầu Nhật Bản Matsumoto KiYoshi mặc dù vẫn đang tiếp tục mở mới nhưng có vẻ khá là chậm rãi.
> > Ông lớn thương mại điện tử Alibaba lấn sân, đi mua cổ phần chuỗi mỹ phẩm Hasaki Việt Nam