Lý do khiến chi phí GPMB, tổng mức đầu tư đường vành đai 3 tại TP.HCM tốn kém?

06-06-2022 16:24|Quang Tuấn

Đường vành đai 3 TP.HCM đi qua khu đô thị hóa, có mật độ dân cư đông nên chi phí GPMB cao hơn.

Tại TP.HCM, Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi cho rằng quy hoạch đường vành đai 3 có từ năm 2011, nếu triển khai ngay sau khi có quy hoạch, chắc chắn chi phí GPMB sẽ giảm 1/10 so với hiện nay.

Theo người đứng đầun TP.HCM, đường vành đai 3 được triển khai sớm sẽ giúp địa phương này và các tỉnh trong khu vực dự án, đặc biệt là vùng trọng điểm phía nam, giải quyết điểm nghẽn về giao thông, đồng thời mở ra tuyến giao thông chiến lược.

Chủ tịch TP.HCM lý giải vành đai 3 được quy hoạch từ hơn 10 năm trước, đến nay hành lang tuyến đường này đã đô thị hóa, gồm các điểm công nghiệp dày đặc và đông dân cư nên chi phí giải phóng mặt bằng cao hơn rất nhiều so với các dự án khác, đặc biệt là những địa bàn chỉ giải phóng mặt bằng đất nông nghiệp.

Để thuận lợi triển khai dự án, Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi kiến nghị Quốc hội cho áp dụng chỉ định thầu các gói toàn thời gian dự án thay vì chỉ áp dụng trong 2 năm như tờ trình. Lãnh đạo thành phố khẳng định sẽ lên kế hoạch cụ thể từng tuần, từng tháng để giám sát chặt chẽ thực hiện dự án này.

Nếu cả nhiệm kỳ khóa XIV chỉ có một dự án quan trọng quốc gia được quyết định (cao tốc Bắc - Nam) thì ngay kỳ họp này, có đến 5 dự án được xem xét.

Chủ tịch Quốc hội cho biết trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau đại dịch, các dự án này được đề xuất áp dụng nhiều cơ chế đặc thù khác với luật hiện hành.

Đơn cử, Luật Ngân sách không cho phép lấy ngân sách cấp này chi cho cấp kia. Đường cao tốc thuộc trách nhiệm của Trung ương, còn đường song hành thuộc trách nhiệm địa phương, nhưng nay xin Quốc hội chấp thuận cho sử dụng cả vốn Trung ương và vốn địa phương để thực hiện vì “tình huống đặc biệt cần giải pháp đặc biệt”.
Hay theo Luật Giao thông đường bộ, cao tốc thuộc trách nhiệm của Bộ GTVT, tỉnh lộ là của địa phương, nhưng hiện nay, để một bộ đảm trách 6 dự án quan trọng quốc gia thì “không thể”, nên cần giao cho một số địa phương có dự án đi qua.

Riêng hai đường vành đai 3 và vành đai 4 giao hoàn toàn cho các địa phương nơi dự án đi qua, còn Hà Nội và TP.HCM có trách nhiệm làm đầu mối.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát để tránh hệ lụy xấu, vì trao quyền nhiều thì phải cá thể hóa trách nhiệm. “Chỉ định thầu mà năng lực không đúng, làm không đến nơi đến chốn thì người chỉ định thầu phải chịu trách nhiệm”, ông Huệ nói.

Đề cập ý kiến về cơ chế Chính phủ đứng ra phát hành trái phiếu cho địa phương vay lại, ông Vương Đình Huệ nói luật không cho phép, địa phương cần phải chủ động huy động, tránh chưa làm đã kêu khó.

Lưu ý thêm chỉ có vành đai 3 được ưu tiên đặc biệt, cơ bản bố trí đủ vốn để hoàn thành vào 2025 và quyết toán đưa vào sử dụng năm 2026, Chủ tịch Quốc hội cho biết đường vành đai 4 cùng 3 dự án cao tốc phía nam cần chấp nhận giãn tiến độ ít nhất một năm.

Trước ý kiến của địa phương đề nghị cho sử dụng nguồn cải cách tiền lương để đầu tư các tuyến đấu nối vào đường vành đai, ông Huệ khẳng định không nên đặt ra vì “đụng” nghị quyết của Trung ương.

Khám xét nhà, nơi làm việc Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM

Con 'chúa đảo' Tuần Châu đề nghị gì với tài sản liên quan tới bà Trương Mỹ Lan?

Bài thuộc chủ đề Bất động sản
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ly-do-khien-chi-phi-gpmb-tong-muc-dau-tu-duong-vanh-dai-3-tai-tphcm-ton-kem-129525.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Lý do khiến chi phí GPMB, tổng mức đầu tư đường vành đai 3 tại TP.HCM tốn kém?
    POWERED BY ONECMS & INTECH