Sống

Máy bay vận tải quân sự C-130 từng theo Tổng thống Mỹ tới Việt Nam, là niềm khao khát của không quân nhiều nước

Quỳnh Châu 01/03/2024 - 09:20

Đây là mẫu máy bay đáng tin cậy, hoạt động bền bỉ, có khả năng không vận rất lớn đã được chứng minh qua hầu hết các cuộc chiến trong thế kỷ XX-XXI.

Máy bay vận tải chiến thuật C-130 Hercules là phương tiện nổi tiếng do Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ chế tạo, được ưa chuộng trên phạm vi toàn thế giới.

Loại máy bay này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 23/8/1954, được đưa vào phục vụ trong không quân Mỹ từ năm 1956

Loại máy bay này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 23/8/1954, được đưa vào phục vụ trong không quân Mỹ từ năm 1956

C-130 được thừa hưởng lại thiết kế của hệ thống thang bốc hàng trên máy bay Boeing C-97 Straitofreighter, hệ thống này cho phép C-130 thả dù xe tăng M551 Sheridan ở độ cao thấp.

Các kỹ sư đã phát triển khái niệm thiết kế máy bay đa dụng dựa trên bộ khung duy nhất. Vì thế, C-130 có thể cấu hình cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, có thể dùng cho quân sự lẫn dân sự

Các kỹ sư đã phát triển khái niệm thiết kế máy bay đa dụng dựa trên bộ khung duy nhất. Vì thế, C-130 có thể cấu hình cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, có thể dùng cho quân sự lẫn dân sự

Về thông số kỹ thuật, máy bay C-130 dài 29,8m, sải cánh 40,4m, cao 11,6m, trọng lượng rỗng 34 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 70 tấn, tải trọng hàng hóa 20 tấn. Khoang chở hàng dài 16m, rộng 3m, cao 2,7m.

Khoang hàng hóa của C-130 có thể chở theo 92 hành khách ở cấu hình dân sự, 64 lính dù, hoặc 74 bệnh nhân, 3 xe bọc thép Humvee, 2 xe bọc thép chở quân M113, 1 pháo tự hành CAESAR, 6 pallet hàng hóa. Ảnh: Lockheed Martin

Khoang hàng hóa của C-130 có thể chở theo 92 hành khách ở cấu hình dân sự, 64 lính dù, hoặc 74 bệnh nhân, 3 xe bọc thép Humvee, 2 xe bọc thép chở quân M113, 1 pháo tự hành CAESAR, 6 pallet hàng hóa. Ảnh: Lockheed Martin

C-130 rất hiệu quả trong việc triển khai lính dù ở độ cao thấp. Loại máy bay này tham gia triển khai lính dù ở cấp chiến thuật và chiến dịch trên toàn thế giới. Nó có mặt ở khắp các điểm nóng trên thế giới từ những năm 1950 cho đến nay. C-130 được trang bị 4 động cơ cánh quạt Allison T56, công suất 4.590 mã lực/chiếc, tốc độ tối đa 592km/h, tốc độ hành trình 540km/h, phạm vi hoạt động 3.800km với nhiên liệu nội bộ. Động cơ của máy bay có thể hoạt động hiệu quả ở những đường băng không rải nhựa, đường băng giả chiến.

Loại máy bay này có thể cấu hình cho nhiều nhiệm vụ khác nhau gồm vận tải quân sự, triển khai lính dù, trinh sát, tuần tra hàng hải, tiếp nhiên liệu trên không, chiến đấu, tìm kiếm cứu nạn và chữa cháy trên không.

Cường kích AC-130H Spectre. Ảnh: Không quân Mỹ

Cường kích AC-130H Spectre. Ảnh: Không quân Mỹ

C-130 được phát triển với khoảng 40 biến thể khác nhau, trong đó ấn tượng nhất là AC-130 Gunship. Biến thể này được vũ trang pháo M102 105mm, pháo L60 Bofors 40mm và 2 pháo 20mm. Dàn vũ khí cực mạnh trên AC-130 khiến nó được ví von là hung thần trên không đối với phiến quân, các nhóm khủng bố. Nó thường tấn công theo kiểu bay vòng tròn quanh mục tiêu, tạo ra mật độ hỏa lực dày đặc và lâu hơn so với kiểu oanh tạc thông thường.

Gần 70 năm đã trôi qua, những chiếc C-130 vẫn tiếp tục được sản xuất. "Lực sĩ" không tuổi được đánh giá là một trong những thiết kế thành công nhất của Tập đoàn Lockheed Martin. Nó cũng là máy bay được sản xuất liên tục lâu đời nhất thế giới. Tính đến năm 2015, 2.500 chiếc C-130 đã được sản xuất và đang sử dụng trong quân đội 60 nước trên thế giới.

C-130 hiện là

C-130 hiện là "xương sống" trong lực lượng không vận chiến thuật của không quân Mỹ và nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là phiên bản nâng cấp C-130J Super Hercules. Nó có thể thực hiện 17 nhiệm vụ khác nhau, con số quá ấn tượng đối với máy bay cánh cố định

Bên cạnh nhiệm vụ chính là vận tải quân sự, C-130 cũng thường xuyên tham gia vận chuyển thiết bị phục vụ cho các chuyến công du trong và ngoài nước của Tổng thống Mỹ. Nó thường vận chuyển các thiết bị an ninh có thể trưng dụng từ các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực mà Tổng thống đến thăm, trong khi C-17 sẽ chở những thiết bị quan trọng từ Mỹ đến.

C-130 Hercules hạ cánh xuống sân bay Nội Bài hồi tháng 2/2019. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng/Tiền Phong

C-130 Hercules hạ cánh xuống sân bay Nội Bài hồi tháng 2/2019. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng/Tiền Phong

Tháng 2/2019, máy bay vận tải quân sự đa nhiệm C-130 Hercules của Mỹ đã tới sân bay Nội Bài mang theo các thiết bị phục vụ Tổng thống Trump dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai tại Hà Nội (27 - 28/2/2019).

>> Chân dung vị cựu hoàng của nền phong kiến Việt Nam lên ngôi khi mới 7 tuổi, một lòng chống Pháp nhưng có cuộc đời cô độc, tử nạn do rơi máy bay

Chiếc máy bay đầu tiên do Việt Nam chế tạo từ thập niên 80: Trọng lượng cất cánh lên tới 1.100kg, có thể bay thẳng từ Hòa Lạc sang Gia Lâm

Những quy định mới nhất về thủ tục đi máy bay từ ngày 15/2

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/may-bay-van-tai-quan-su-c-130-tung-theo-tong-thong-my-toi-viet-nam-la-niem-khao-khat-cua-khong-quan-nhieu-nuoc-d117039.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Máy bay vận tải quân sự C-130 từng theo Tổng thống Mỹ tới Việt Nam, là niềm khao khát của không quân nhiều nước
    POWERED BY ONECMS & INTECH